Nuôi Rắn Mối Nghề Mới Dễ Kiếm Ra Tiền

Sau một thời gian dài nuôi heo bị thua lỗ, anh Nguyễn Văn Bé Sáu ở ấp Mỹ Nghĩa I (Mỹ Đức Tây, Cái Bè, Tiền Giang) chuyển qua nuôi rắn mối và đã thu được lợi nhuận khá hấp dẫn.
Sau khi tham quan và học hỏi những kỹ thuật cơ bản, anh Bé Sáu quyết định mua 350 con giống ở huyện Mỏ Cày, Bến Tre (trong đó 300 con cái và 50 con đực), với giá 12 ngàn đồng/con cái và 10 ngàn đồng/con đực về nuôi thử.
Tận dụng lại chuồng heo cũ, bên trong bỏ thêm tàu dừa, cây mục và gạch ống, anh vừa nuôi vừa gây thêm đàn bằng cách mướn người dân tại chỗ bắt thêm con giống từ ngoài thiên nhiên.
Thức ăn của rắn mối chủ yếu là tép, cơm trộn với cá biển và sâu bọ. Đến nay, đàn rắn mối của anh đã lên 1.500 con và lứa nuôi đầu tiên đã bắt đầu sinh sản.
Mới đây anh đã xuất bán được 35 kg cho thương lái ở Đồng Nai với giá 320.000 đồng/ký, thu về 11 triệu đồng. Anh cho biết: Mới nuôi lần đầu nhưng thấy rắn mối rất dễ nuôi, không bệnh tật gì nên hao hụt ít, thức ăn lại đơn giản, rẻ tiền.
Vốn là loài động vật hoang dã, trước nay rất ít người bắt để ăn thịt, nhưng giờ rắn mối trở thành món đặc sản ở không ít nhà hàng danh tiếng tại các thành phố lớn. Với người sành ăn thì thịt rắn mối không những thơm ngon, bổ dưỡng, còn có thể trị được bệnh hen suyễn. Do vậy, hiện tại thương lái thu mua rắn mối với giá cao, mở ra một nghề chăn nuôi mới, cho thu nhập khá cho nông dân trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình năm trước, mùa mưa kết thúc sớm nên một số hồ chứa, công trình thủy lợi không đủ nước phục vụ trong mùa khô 2015. Do đó, các địa phương, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo nước tưới và “né” hạn vào cuối vụ cho cây trồng của người dân.

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.