Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm

Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 11/06/2013

Anh Lê Duy Vũ (thôn Diên Sơn, xã Diên Sơn) là hộ nuôi ong thành công trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm.

Anh Vũ bắt đầu nuôi ong từ năm 2002, với những kiến thức rất hạn chế. Khó khăn lớn nhất của gia đình anh là không có đất để nuôi. Anh Vũ kể, đến bây giờ anh cũng không nhớ mình đã thất bại bao nhiêu lần. Mỗi lần anh thất bại lại rút ra được một bài học cho bản thân. Anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc để đưa loài ong trong thiên nhiên về thuần hóa và đến nay anh đã nuôi được hơn 700 đàn.

Trên diện tích 300m2, anh đặt các thùng nuôi ong bằng gỗ rất ngăn nắp. Anh Vũ cho biết, ong dú có kích thước rất nhỏ, ưu điểm có khả năng thụ phấn cho một số cây trồng rất tốt, mật có nhiều nguyên tố vi lượng quý. Hiện, giá 1 lít mật ong dú là 1,2 triệu đồng, 1kg phấn hoa giá 1,5 triệu đồng, 1kg sáp ong giá 2 triệu. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm, trừ các khoản chi phí, lãi 50 triệu đồng.

Bên cạnh nuôi ong lấy mật anh còn cung cấp con giống cho các hộ nuôi ong trong và ngoài tỉnh với giá con giống 2 triệu đồng/thùng. Theo kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi ong dú của anh Vũ, ong thường bệnh dịch khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ thích hợp để ong phát triển tốt nhất là từ 28 - 320C, từ ngày nuôi đến khi cho thu nhập là 1 năm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Trọng - Chủ tịch Hội ND xã Diên Sơn cho biết: Mô hình nuôi ong dú thành công của anh Vũ đang khích lệ nhiều hộ trong xã làm theo. Bởi, nuôi ong có thể tận dụng được diện tích, ít tốn thời gian chăm sóc, giá bán mật ổn định... Hội đã tổ chức cho các hộ hội viên trong xã đến gia đình anh Vũ học tập kinh nghiệm nuôi, đồng thời nhờ anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu.

Theo anh Vũ, hiện nay nhu cầu mật ong, con giống của thị trường rất lớn mà gia đình anh chưa thể đáp ứng được. Anh khuyến khích các hộ trong xã đầu tư vào nghề mới này.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Lụy Đã Được Báo Trước! Hệ Lụy Đã Được Báo Trước!

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

17/03/2014
Người Dao Đổi Đời Nhờ Trồng Gừng Người Dao Đổi Đời Nhờ Trồng Gừng

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

20/02/2014
Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá

Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.

20/02/2014
Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

17/03/2014
Người Khmer Trồng Rau An Toàn Người Khmer Trồng Rau An Toàn

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

20/02/2014