Nuôi Ong, Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm

Anh Lê Duy Vũ (thôn Diên Sơn, xã Diên Sơn) là hộ nuôi ong thành công trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm.
Anh Vũ bắt đầu nuôi ong từ năm 2002, với những kiến thức rất hạn chế. Khó khăn lớn nhất của gia đình anh là không có đất để nuôi. Anh Vũ kể, đến bây giờ anh cũng không nhớ mình đã thất bại bao nhiêu lần. Mỗi lần anh thất bại lại rút ra được một bài học cho bản thân. Anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc để đưa loài ong trong thiên nhiên về thuần hóa và đến nay anh đã nuôi được hơn 700 đàn.
Trên diện tích 300m2, anh đặt các thùng nuôi ong bằng gỗ rất ngăn nắp. Anh Vũ cho biết, ong dú có kích thước rất nhỏ, ưu điểm có khả năng thụ phấn cho một số cây trồng rất tốt, mật có nhiều nguyên tố vi lượng quý. Hiện, giá 1 lít mật ong dú là 1,2 triệu đồng, 1kg phấn hoa giá 1,5 triệu đồng, 1kg sáp ong giá 2 triệu. Thu nhập bình quân từ ong dú của gia đình anh từ 150 - 180 triệu đồng/năm, trừ các khoản chi phí, lãi 50 triệu đồng.
Bên cạnh nuôi ong lấy mật anh còn cung cấp con giống cho các hộ nuôi ong trong và ngoài tỉnh với giá con giống 2 triệu đồng/thùng. Theo kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi ong dú của anh Vũ, ong thường bệnh dịch khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ thích hợp để ong phát triển tốt nhất là từ 28 - 320C, từ ngày nuôi đến khi cho thu nhập là 1 năm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Trọng - Chủ tịch Hội ND xã Diên Sơn cho biết: Mô hình nuôi ong dú thành công của anh Vũ đang khích lệ nhiều hộ trong xã làm theo. Bởi, nuôi ong có thể tận dụng được diện tích, ít tốn thời gian chăm sóc, giá bán mật ổn định... Hội đã tổ chức cho các hộ hội viên trong xã đến gia đình anh Vũ học tập kinh nghiệm nuôi, đồng thời nhờ anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu.
Theo anh Vũ, hiện nay nhu cầu mật ong, con giống của thị trường rất lớn mà gia đình anh chưa thể đáp ứng được. Anh khuyến khích các hộ trong xã đầu tư vào nghề mới này.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.