Nuôi Ốc Nhồi Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Những năm gần đây, từ việc nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm, thu nhập của nhiều nông dân xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội được nâng cao rõ rệt.
Phát triển kinh tế từ ốc nhồi
Ông Lê Mạnh Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Mỹ cho biết: “Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 157ha, trong đó diện tích nuôi thủy sản 114ha. Tuy nhiên diện tích mặt nước lại phân phối nhỏ lẻ trong từng hộ nên rất khó quy hoạch nuôi thủy sản tập trung với số lượng lớn”.
Cũng theo ông Chiến, nuôi thủy sản như tôm, cá yêu cầu rất cao về nguồn nước và kỹ thuật chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại không cao. Qua nghiên cứu, học hỏi từ các mô hình nuôi trồng thủy sản và căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, đầu năm 2010 Phòng Kinh tế huyện phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Nội đã chọn xã Đông Mỹ triển khai mô hình nuôi ốc nhồi giống và thương phẩm. Lúc đầu mô hình được thí điểm ở 1 hộ trên diện tích 1.000m2. Đến tháng 5.2013, mô hình này đã được nhân rộng ra 7 hộ trên diện tích 8.500m2 (6 hộ nuôi ốc thương phẩm, diện tích 6.500m2; 1 hộ nuôi ốc giống, diện tích 2.000m2).
Ông Nguyễn Văn Ngâm ở thôn 1B, xã Đông Mỹ chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 ha mặt nước, nuôi cá và tôm gần 10 năm nhưng làm ăn không hiệu quả”. Không có kiến thức, việc chăn nuôi “tù mù” đã khiến ông Ngâm có lúc gần như trắng tay. Đầu năm 2013, tham gia mô hình nuôi ốc của xã, ông Ngâm đăng ký thử nghiệm 2.000m2 nuôi ốc giống.
“Nuôi ốc không đòi hỏi cao về kỹ thuật, chỉ cần một diện tích mặt nước nhỏ lại có thể tận dụng được nguồn thức ăn từ rau, quả trong gia đình, nên làm vừa không vất vả mà hiệu quả lại cao. Từ khi tham gia mô hình, tôi đã thu được 40.000 con ốc giống, bán với giá 700 đồng/con, trừ chi phí tôi thu lãi gần 20 triệu đồng” - ông Ngâm cho hay.
Hỗ trợ 50% kinh phí
Những năm qua nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi nên đời sống của người dân xã Đông Mỹ được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,2 triệu đồng/tháng. Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh
Cùng tham gia mô hình như ông Ngâm, ông Hoàng Văn Liên (thôn 1B) chia sẻ: “Nuôi ốc thì dễ nhưng cái khó là không có vốn đầu tư. Được huyện hỗ trợ một phần kinh phí mua con giống lại được các giáo viên dạy kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra ao nuôi nên tôi hăng hái tham gia. Với 1.000m2 nuôi ốc nhồi thương phẩm, ước tính mỗi năm tôi cũng thu được gần 70 triệu đồng”.
Xã Đông Mỹ là một trong những xã đầu tiên thực hiện mô hình nuôi ốc nhồi giống và thương phẩm. Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Phó phòng Kinh tế huyện Thanh Trì cho hay: “Khi đưa ốc nhồi vào nuôi, Phòng Kinh tế huyện đã hỗ trợ các hộ tham gia mô hình 50% kinh phí mua con giống, 100% kinh phí tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho ND. Hiện ND đã thấy rõ hiệu quả kinh tế, với 1.000m2 thì sau khi trừ chi phí, mỗi hộ cũng thu được gần 20 triệu đồng”.
Bên cạnh mô hình nuôi ốc, xã Đông Mỹ cũng được Phòng Kinh tế của huyện chọn triển khai mô hình trồng nấm thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 năm 2014 - 2015, huyện Phù Cát đã sản xuất thử nghiệm nhiều loại giống lúa có tính năng kháng bệnh cao, như: CT16, OM6976, OM6162, OM7347, KD28, TBR36, Hoa ưu 109, VD8…, chọn được một số giống lúa bổ sung vào bộ giống sản xuất hàng năm của huyện.

Vụ Thu 2015, nông dân xã Cát Tài - huyện Phù Cát trồng hơn 220 ha bắp lai, trong đó có hơn 170 ha trồng giống bắp lai CP888 nhằm thu hoạch cây non bán cho Công ty cổ phần Bò sữa Nhơn Tân để làm thức ăn cho bò sữa

Ngày 28.9, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3351QĐ/UBND về việc khen thưởng các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 2).

Đêm 28.9, ngư dân Ngô Văn Đấu (51 tuổi, ở tổ 44, khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) trong lúc hành nghề đánh bắt hải sản trên vùng biển Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) đã bắt được một con cá lạ nặng 9,5kg, dài khoảng 1m, toàn thân cá có màu vàng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa kiến nghị Chính phủ cho phép lùi thời hạn áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10% và hàm ẩm (hàm lượng nước) không vượt quá 83% đến ngày 1-1-2019, thay vì sẽ áp dụng vào ngày 1-1-2016.