Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ốc Hương Ở Vạn Ninh

Nuôi Ốc Hương Ở Vạn Ninh
Ngày đăng: 17/02/2011

Sau nhiều vụ ốc hương chết hàng loạt, nghề nuôi ốc hương ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã dần ổn định và phát triển. Tuy nhiên, do là nghề mang tính tự phát nên bà con ngư dân vẫn lúng túng, bị động khi phát triển nghề này.

Anh Đặng Tri Thông - chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết do gặp rủi ro về dịch bệnh, nên những năm trước đây, diện tích trại, lồng, đìa nuôi ốc hương giảm mạnh. Nhưng đến nay, nghề này đã phát triển trở lại. Nếu như năm 2004, toàn huyện chỉ còn khoảng 25 hộ nuôi cầm chừng và 6 trại ốc giống, thì đến năm 2005 đã tăng lên 54 trại. Bà con ngư dân đã chủ động hoàn toàn trong việc sản xuất giống ốc hương nuôi thương phẩm. Số hộ nuôi ốc hương lồng và ốc hương đìa cũng tăng lên hơn 60 hộ. Hiện nay, bà con đang có xu hướng đầu tư mạnh vào nghề này.

Phong trào nuôi ốc hương của ngư dân Vạn Ninh còn mang tính tự phát, vì thế họ thường bị động trong quá trình sản xuất cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế, chưa có một doanh nghiệp nào trực tiếp thu mua sản phẩm nhằm ổn định giá cho người nuôi. Phần lớn ngư dân tự lo tìm đầu mối tiêu thụ nên nhiều lúc không tránh khỏi bị thương gia ép giá. Năm nay tuy được mùa nhưng ốc lại rớt giá nên lợi nhuận không cao. Năm ngoái, ốc thịt có giá từ 150 - 160 nghìn đồng/kg. Năm nay hạ xuống còn 120 - 130 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, nhận thức về kỹ thuật nuôi ốc hương của bà con ngư dân còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Các bệnh của ốc do vi khuẩn, nấm và trùng lông gây ra trong thời gian qua chưa có thuốc chữa nên bà con chỉ phòng ngừa là chính.

Nuôi ốc hương có giá trị kinh tế cao. Nhưng sau nhiều đợt dịch bệnh xảy ra, người dân vẫn chưa hết lo lắng khi phát triển nghề này. Vì thế, hướng tới quy hoạch tổng thể vùng chuyên canh ốc hương, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cho ngư dân và tìm đầu ra ổn định cho thương phẩm là những vấn đề mà huyện Vạn Ninh cần quan tâm để giúp bà con yên tâm sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Xuân Lúa Trúng Đậm Nhưng Xuất Khẩu Chậm Vụ Đông Xuân Lúa Trúng Đậm Nhưng Xuất Khẩu Chậm

Năng suất lúa vụ đông xuân 2013-2014 ở ĐBSCL cao hơn từ khoảng 1 tấn/héc ta so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua; trong khi đó, tình hình xuất khẩu gạo đang gặp nhiều khó khăn do bị cạnh tranh quyết liệt từ Ấn Độ và Thái Lan.

01/03/2014
Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi

Do giá quế xuống thấp, hơn 100 ha quế có đường kính từ 15 đến 30cm đã bị người dân bỏ mặc không khai thác; nhiều hộ dân còn có ý định chặt bỏ để làm củi hoặc nhường diện tích cho cây bời lời.

01/03/2014
Dừa Xiêm Lùn Lãi 30 Triệu Đ/ha/tháng Dừa Xiêm Lùn Lãi 30 Triệu Đ/ha/tháng

30 triệu đồng là số tiền hằng tháng mà gia đình ông Phan Minh Úc (45 tuổi) ở ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thu về từ mô hình trồng dừa.

01/03/2014
Theo Dõi Bệnh Dịch Hại Trên Lúa Theo Dõi Bệnh Dịch Hại Trên Lúa

Từ ngày 01 đến ngày 03, phía bắc nhiều mây, đêm và sáng có mưa sương mù vài nơi, có nơi có mưa nhỏ, phía nam mây thay đổi, phổ biến không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió nhẹ.

01/03/2014
Khấm Khá Nhờ Trồng Ngưu Tất Khấm Khá Nhờ Trồng Ngưu Tất

Mặc dù là cây trồng xen vụ, song cây ngưu tất (còn gọi là cỏ xước, một loại cây dược liệu) không những giúp nhiều nông dân xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà, Thái Bình) thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

01/03/2014