Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nghêu Hứa Hẹn Thắng Lớn

Nuôi Nghêu Hứa Hẹn Thắng Lớn
Ngày đăng: 15/05/2012

Sau 2 năm liên tục nghêu bị thiệt hại nặng nề, năm nay, nghêu nuôi phát triển ổn định, không có hiện tượng chết bất thường và giá nghêu đang tăng cao. Do đó, diện tích nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần phục hồi, hứa hẹn thắng lớn.

Vụ nuôi lạc quan

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 650 ha nghêu đang thả nuôi, trong đó, diện tích thả tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông với khoảng 600 ha, nghêu nuôi còn lại nằm ở huyện Tân Phú Đông khoảng 50 ha. Diện tích nghêu đang thả nuôi chiếm khoảng 30% so với tổng diện tích nuôi nghêu gần 2.150 ha kế hoạch của tỉnh.

Tuy nhiên, nhiều nông dân nuôi nghêu cho biết, từ đầu năm 2012 đến nay điều kiện môi trường ổn định (gió mùa đông bắc thổi nhẹ, độ mặn thấp), nên nghêu nuôi vẫn không có hiện tượng chết bất thường. Hiện hơn 650 ha nghêu nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn đang phát triển tốt.

Trước tình hình phát triển thuận lợi của nghêu nuôi năm nay, nhiều bà con đang hối hả tìm nghêu giống để chuẩn bị thả nuôi. Ông Trần Văn Nửa, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành cho biết, ông vừa mới thu hoạch nghêu cuối tháng 2 vừa qua, giờ đang liên hệ các hộ ương nghêu giống ở Cà Mau để mua giống về thả nuôi trong bãi nghêu có diện tích khoảng 2,7 ha.

Ông Nửa phấn khởi: “Hai năm vừa qua, nghêu chết rải rác từ đầu năm ở khu vực biển Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh) rồi lan dần sang khu vực biển Tân Thành và chết đồng loạt trong tháng 3-4. Tuy nhiên, năm nay đến thời điểm này nghêu vẫn phát triển bình thường và hiện nghêu cỡ 45-50 con/kg được thương lái mua tại bãi với giá giá 33 - 34 ngàn đồng/kg (cao hơn 7 - 8 ngàn đồng/kg so với năm ngoái) nên hứa hẹn năm nay nuôi nghêu sẽ thắng lớn”.
 
Tăng cường hỗ trợ

Để chủ động trong việc phòng ngừa những rủi ro trên nghêu nuôi trong năm 2012 này, ngay từ đầu năm, Chi cục Thủy sản Tiền Giang đã có khuyến cáo kỹ thuật nuôi nghêu đến bà con nông dân ven biển. Theo đó, người nuôi nghêu cần căn cứ vào vị trí, điều kiện sân bãi nuôi nghêu của từng hộ để chọn thời gian, kích cỡ và mật độ thả giống cho phù hợp, tốt nhất mật độ thả giống trong khoảng 200 - 300 con/m2 với cỡ giống 300 - 600 con/kg để thả nuôi; không nên thả giống vào thời điểm từ tháng 1 - 3; cần theo dõi kỹ biến động mặt bãi (hiện tượng phá bãi) cũng như lượng phù sa bồi lắng để có hướng khắc phục kịp thời…

Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản cũng đã tăng cường tần suất quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi nghêu lên 1 lần/tuần tại khu vực Cồn Bãi và xã Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông. Riêng huyện Tân Phú Đông vẫn giữ tần suất quan trắc môi trường 2 lần/tháng như các vùng nuôi thủy sản tập trung khác của tỉnh do khu vực này không bị ảnh hưởng trong những đợt nghêu bị thiệt hại trước đây. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, các chỉ tiêu môi trường theo dõi trong năm 2012 như: nhiệt độ, pH, độ mặn, coliform… đều nằm trong giới hạn cho phép và thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nghêu nuôi.

Ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, năm 2012, Chi cục đã chỉ đạo Trạm Thủy sản số 2 (huyện Gò Công Đông) tăng cường công tác theo dõi địa bàn vùng nuôi nghêu, đồng thời thuê các cộng tác viên am hiểu tình hình nuôi nghêu khu vực biển Tân Thành để hỗ trợ cung cấp thông tin. Từ đó, Chi cục sẽ kịp thời tham mưu Sở NN&PTNT hướng giải quyết, có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người nuôi nghêu khi có sự cố xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Mùa chế biến cá cơm người dân lại lo ô nhiễm Mùa chế biến cá cơm người dân lại lo ô nhiễm

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều cơ sở chế biến cá cơm ở một vài địa bàn ven biển phát triển nghề cá của tỉnh (TP. Phan Thiết, TX. La Gi, huyện Tuy Phong) ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của những người dân quanh vùng.

06/07/2015
Ngành điều và những thách thức Ngành điều và những thách thức

Trong số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp - tương đương 45%, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (bị xếp loại C). Điều này đặt ngành điều nước ta trước những thách thức trong thời gian tới.

06/07/2015
Năm tới, vải đi Mỹ không cần quá cảnh ở miền Nam Năm tới, vải đi Mỹ không cần quá cảnh ở miền Nam

Hiện nước ta chỉ có 2 cơ sở chiếu xạ ở miền Nam. Trong khi đó, theo yêu cầu của Mỹ, Úc, vải xuất sang những nước này buộc phải chiếu xạ để diệt côn trùng, nấm. Như vậy, nếu vận chuyển vải từ Bắc vào Nam chất lượng sẽ bị giảm sút và các doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu những chi phí lớn.

06/07/2015
Nhật Bản cấp phép nhập khẩu xoài tươi Việt Nam Nhật Bản cấp phép nhập khẩu xoài tươi Việt Nam

Tiếp sau sự kiện trái vải tươi được Mỹ và Australia mở cửa, mới đây, Nhật Bản cũng chính thức cấp phép cho các DN nước này nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam.

06/07/2015
Mãng cầu không hạt được ưa chuộng Mãng cầu không hạt được ưa chuộng

Một số nhà vườn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) đã trồng thành công giống mãng cầu (miền Bắc gọi là quả na) không hạt.

06/07/2015