Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ngao Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Huế

Nuôi Ngao Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Huế
Ngày đăng: 27/03/2014

Hai năm trở lại đây, việc khai thác ngao giống trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đưa vào ương nuôi đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn với người nuôi trồng thủy hải sản tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, TT-Huế.

Từ diện tích 200m2 nuôi ngao vào năm 2010, đến nay anh Trần Ty, người đầu tiên đưa con ngao vào nuôi ở vùng đầm phá cửa biển Tư Hiền, đã phát triển diện tích lên trên 2ha. Anh Ty cho biết, do ngao là vật nuôi bản địa, từ lâu người dân đã khai thác trong tự nhiên để bán và làm giống nên tính thích nghi với môi trường khá cao, tính kháng bệnh tốt và phát triển nhanh.

Xã Lộc Bình hiện có 3 hộ nuôi ngao với diện tích gần 5ha. Theo ngư dân, nuôi ngao gần như không có dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc, không cung cấp thức ăn hàng ngày, chỉ cần kiểm tra lưới vây, vớt các loài ốc, tảo có nguy cơ gây hại cho ngao.

Thời điểm tốt nhất để thả ngao giống từ tháng 7-8 hàng năm, với mật độ 100 con/m2 và sau một năm thu hoạch, trung bình 100m2 nuôi cho thu hoạch 3 tạ ngao thành phẩm. Hiện giá 1kg ngao thành phẩm từ 40.000-50.000 đồng, tùy theo kích cỡ, lúc cao điểm giá lên đến 65.000-70.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.

Ông Mai Văn Xỉ, Phó phòng NN&PTNT Phú Lộc cho biết: “Việc phát triển nuôi ngao tại cửa biển Tư Hiền là phù hợp và thành công. Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi cần tránh những rủi ro vào cuối vụ, nên thả nuôi thưa”.

Tận dụng được diện tích mặt nước không nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi trồng không có hiệu quả chuyển đổi sang nuôi ngao, nguồn giống có thể khai thác trong tự nhiên, hạn chế được chi phí giống cho người nuôi, cùng với môi trường sống thuận lợi nên nuôi ngao ở vùng đầm phá TT-Huế đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Hiện huyện Phú Lộc có kế hoạch phát triển diện tích nuôi ngao lên 30ha, tập trung ở xã Lộc Bình và Vinh Hiền, vùng đầm phá gần cửa biển Tư Hiền.


Có thể bạn quan tâm

Cam Canh, Bưởi Diễn Chín Sớm, Nông Dân Không Thất Thu Cam Canh, Bưởi Diễn Chín Sớm, Nông Dân Không Thất Thu

Do diễn biến bất thường của thời tiết nên năm nay mưa nhiều, cây trồng có nơi bị ngập úng, ở một số vùng trồng cam canh, bưởi diễn của Hà Nội đã ít nhiều bị ảnh hưởng.

19/11/2013
Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long Chủ Động Phòng Bệnh Cho Thanh Long

Trong khi thanh long trái vụ đang được nông dân bán với giá từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, thì tại xã Hàm Liêm (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), một số người dân chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh đốm trắng đang gia tăng trên hầu hết diện tích thanh long của họ...

19/11/2013
Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long Đậu Phộng Dại Phủ Vườn Thanh Long

Nông dân Bình Thuận đang phát triển mô hình trồng đậu phộng dại thay thế rơm rạ phủ vườn thanh long. Đây là loài cây có thời gian sinh trưởng khá dài, từ 1 - 5 năm và có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển cỏ dại để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.

19/11/2013
Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm Nông Dân Trúng Giá Vú Sữa Nâu Thu Hoạch Sớm

Nông dân trồng vú sữa ở Tiền Giang, đang bước vào vụ thu hoạch vú sữa nâu sớm với niềm vui bán được giá cao, thị trường tiêu thụ rộng mở và người tiêu dùng ưa chuộng. Theo chị Ngô Thị Nhu, chủ vựa trái cây Dũng Nhu ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim, huyện Châu Thành cho biết: Vú sữa nâu được bán ở chợ đầu mối trái cây Vĩnh Kim với giá khoảng 420.000 đồng/chục (14 trái). Do vú sữa đầu mùa xuất hiện ít, nên phương thức mua bán được tính theo trái chứ không theo chục như chính vụ, tương đương 30.000 đồng/trái (loại trên 400 gam/trái). Giá này cao hơn chính vụ từ 8 đến 10 lần. Với mức giá trên, nhà vườn trồng vú sữa nâu thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

19/11/2013
Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi Kết Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Cam Sành Xen Ổi

Trong 3 năm từ 2010 – 2013, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với dự án Jica – Sofri triển khai thực hiện dự án “Cải thiện hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt cho nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long” tại huyện Kế Sách. Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình đã thu được kết quả khả quan.

19/11/2013