Nuôi Lươn Không Bùn Cho Giá Trị Kinh Tế Cao

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.
Anh Lê Đình Ngọc Sơn ở ấp Phú Hưng là người nuôi lươn không bùn đầu tiên ở xã An Sơn từ năm 2012. Trước đây anh Sơn chăn nuôi heo nhưng không hiệu quả do giá cả không ổn định và hay bị dịch bệnh.
Trong thời gian này anh Sơn đã đi tham quan nhiều nơi để tìm kiếm, học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi mới. Sau nhiều chuyến tham quan anh đã mạnh dạn chọn mô hình nuôi lươn không bùn.
Tận dụng những dãy chuồng heo sẵn có anh Sơn đã xây thành 10 hồ xi măng, mỗi hồ có diện tích 6m2 để chuyển qua nuôi lươn. Hiện anh Sơn đang nuôi 400kg lươn giống với nhiều kích cỡ, đã có một số lượng lươn lớn có thể xuất bán. Dự tính từ 400kg lươn giống này sau 6 -7 tháng nuôi anh sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Để nuôi lươn không bùn, trong những hồ xi măng anh Sơn đặt vào vỉ tre và những chùm dây ni lông để tạo môi trường sống cho lươn. Anh Sơn cho biết, lươn là loài sống ở bùn ngoài tự nhiên nên khi đem lươn vào nuôi trong hồ xi măng không phải là chuyện dễ.
Điều khó nhất khi nuôi lươn không bùn chính là nguồn nước phải sạch, độ pH và lượng oxy trong nước phải được xử lý phù hợp thì lươn mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Giai đoạn đầu mới thả con giống (trong vòng 1 tháng đầu) là giai đoạn quan trọng quyết định thành công.
Giai đoạn này lươn tiếp xúc với môi trường mới nên dễ bị sốc nước, nếu người nuôi không có kinh nghiệm thì lươn có thể bị chết nhiều, có khi chết đến 90%. Thức ăn cho lươn là cá biển, cá tạp và cám công nghiệp, mỗi ngày cho lươn ăn một cữ vào một giờ nhất định vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Sau khi cho lươn ăn khoảng 3 giờ thì phải thay nước.
Trong quá trình nuôi lươn còn có thể bị bệnh đường ruột và bệnh ghẻ nên ngoài việc xử lý oxy và độ pH thì anh Sơn còn cho muối và vitamin C hòa tan vào hồ để tăng cường sức đề kháng cho lươn.
Cứ sau một tháng nuôi thì phải phân loại riêng từng kích cỡ để lươn phát triển được đồng đều. Sau 6 - 7 tháng nuôi thì lươn bắt đầu xuất bán, lúc này lươn đạt trọng lượng khoảng 3 con được 1kg. Hiện giá bán cho thương lái là 120.000 đồng/ kg và đầu ra được tiêu thụ dễ dàng.
Tháng 12-2013 anh Sơn được Hội Nông dân xã An Sơn cho vay 30 triệu đồng, anh đã có điều kiện thả thêm con giống và mua thức ăn phát triển trại nuôi lươn của mình.
Được biết hiện nay tại xã An Sơn đã có 17 hộ được vay vốn từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân của tỉnh, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư vào mô hình nuôi lươn không bùn. Một khi người nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi lươn không bùn thì đây là một mô hình chăn nuôi cho giá trị kinh tế cao cần nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt hơn 98% kế hoạch. Sau gieo cấy thời tiết nắng ấm nên các trà lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện đang giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa đang bị thiếu nước dưỡng; một số diện tích đã hồi xanh nhưng chưa được bón thúc lần 1.

Vừa qua, huyện Hạ Hòa tổ chức phát động Tết trồng cây năm 2015. Phát biểu tại buổi lễ phát động, lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt trồng cây phân tán, trồng rừng, trồng cây xanh đô thị để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo nên các khu rừng cảnh quan, rừng sinh thái, góp phần phát triển kinh tế đồi rừng, đồng thời bảo vệ, cải thiện môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Năm 2015 huyện Hạ Hòa phấn đấu trồng mới 16.000 cây phân tán và 10ha rừng.

Trong lần về xã Hương Nộn (huyện Tam Nông) mới đây, tôi được một người quen hồ hởi cho biết: Bây giờ nhà chỉ còn một thửa ruộng với diện tích hơn một mẫu! Thấy tôi bán tin, bán nghi anh bảo: Xã vừa tiến hành dồn đổi ruộng đất xong bây giờ nhà nào nhiều còn ba ô, phổ biến chỉ một hai thửa.

Tuy vậy, do chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị của rừng trong phát triển bền vững; đồng thời giải quyết hài hòa các lợi ích từ trồng rừng và bảo vệ rừng giữa doanh nghiệp, cơ sở và người dân nên hàng năm Công ty vẫn đảm bảo diện tích trồng rừng và bảo vệ rừng; tác động tích cực đến kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có chuyến tham gia tuần tra rừng cùng lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn. Đồng chí Nguyễn Tiến Hiếu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thanh Sơn cho biết: “Thanh Sơn có trên 14.000ha rừng tự nhiên và trên 25.000ha rừng trồng.