Nuôi lợn trong chuồng lạnh
Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp anh Nhật cho biết, năm 1997 vợ chồng anh mua chịu 12 con lợn giống về nuôi. Bao nhiêu hy vọng về lứa lợn đầu tiên đã “tan thành mây khói” khi đàn lợn chết một nửa vì dịch bệnh. Sau thất bại này, anh đến các trang trại chăn nuôi lớn ở Khoái Châu, Văn Giang để học hỏi kinh nghiệm, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi nên hạn chế được bệnh dịch.
Năm 2010, gia đình anh Nhật mở rộng quy mô, đầu tư vốn xây dựng hệ thống chuồng lạnh để chăn nuôi lợn. Đây là hệ thống chuồng trại nuôi kín, có hệ thống quạt hút gió, có giàn mát nhằm điều hòa nhiệt độ trong chuồng dao động ở mức 27 - 30 độ C. Hệ thống chuồng lạnh của gia đình anh Nhật được chia làm các khu: Khu lợn nái, khu lợn úm và lợn thịt. Anh Nhật cho hay, kinh phí đầu tư hệ thống chuồng lạnh này rất tốn kém, khoảng 2,8 triệu đồng/m2.
Tận mắt chứng kiến khu chuồng trại của gia đình anh Nhật, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự hiện đại, quy mô của trang trại này. Tại khu lợn thịt, anh bố trí 4 - 5 quạt hút gió, hệ thống đèn điện thắp sáng khắp chuồng để đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định. Cuối chuồng, anh còn bố trí một bể nước để lợn tắm. Bể tắm này được rắc men vi sinh để khử mùi và được thay nước vào cuối ngày. Tại chuồng lợn nái, anh bố trí thành 2 khu lợn chửa và lợn đẻ. Trước khi lợn sinh khoảng 1 tuần, anh chuyển lợn chửa sang khu lợn đẻ để ổn định. Khu lợn đẻ được bố trí trên sàn cách nền chuồng khoảng 50 - 70cm.
Anh Nhật chia sẻ, trong quá trình chăn nuôi, để lợn tránh được nhiều dịch bệnh thì phải tiêm vắc xin đầy đủ. Hiện nay, gia đình anh có 150 con lợn nái, khoảng 1.000 con lợn thịt. Lợn nái đẻ được bao nhiêu lợn con gia đình anh để lại nuôi bấy nhiêu. Lợn thịt từ trang trại của anh được cung cấp cho các siêu thị tại Hải Phòng.
Bên cạnh chăn nuôi lợn, vợ chồng anh Nhật còn có gần 1 mẫu ao để thả cá, mỗi năm thu được khoảng 70 triệu đồng. Anh chị còn trồng 30 cây nhãn Khoái Châu, vụ năm nay thu hoạch được một tấn trị giá 25 triệu đồng. Tính trung bình mỗi năm, mô hình vườn ao chuồng đã mang lại cho gia đình anh lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng. Gia đình anh còn tạo công ăn việc làm cho 2 lao động với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.
Nhận xét về mô hình trang trại của gia đình anh Nhật, ông Nguyễn Hữu Thúy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đình Cao khẳng định: Gia đình anh Nhật là một trong những hộ đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi trên địa bàn xã. Mô hình nuôi lợn trong “chuồng lạnh” của gia đình anh Nhật đã mở ra hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của địa phương.
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Nhật cho biết sẽ đầu tư xây dựng thêm một hệ thống hầm Biogas trên 1.500m3 nhằm giảm ô nhiễm môi trường và giúp tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trước khi xuống giống, các nhà vườn trồng thanh long ở Đài Loan đánh luống cao để tránh bị úng nước. Ngoài cây trụ cho thanh long bám, nhà vườn Đài Loan còn làm giá đỡ. Trong quá trình phát triển, cây thanh long được cung cấp thêm dưỡng chất canxi bằng cách rải nhiều vỏ trứng gà vịt, vỏ trấu vào gốc cây, tạo độ tơi xốp và mát cho rễ cây bởi nó có bộ rễ ăn lan mặt đất.

Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Theo một số chủ doanh nghiệp (DN), trang trại, hiện nhiều DN, trang trại chăn nuôi đang chuyển hướng từ làm gia công cho các doanh nghiệp FDI sang tự chủ, thành đối tác làm ăn với họ. Các chủ DN, trang trại ngày càng quan tâm xây dựng chuỗi trong chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh tranh.

Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.

Đi trên cánh đồng khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào những ngày này, nhìn đâu cũng thấy nụ cười của người trồng khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng khóm Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: Giá khóm tại rẫy được các thương lái thu mua dao động từ 5.500-6.300 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái). Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay.