Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Trên Đệm Lót - Cách Để Bảo Vệ Môi Trường

Nuôi Lợn Trên Đệm Lót - Cách Để Bảo Vệ Môi Trường
Ngày đăng: 25/03/2012

Ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi lợn đang là nỗi bức xúc đối với các cơ quan chức năng và cả người chăn nuôi. Để xử lý vấn đề này, Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men tại huyện Đức Linh. Mô hình này bước đầu được người dân quan tâm thực hiện vì hiệu quả thiết thực của nó.

Ông Trương Văn Hòa, xã Đức Hạnh, Đức Linh, Bình Thuận, hộ đầu tiên thực hiện mô hình cho biết trước đây, với đàn lợn khoảng 100 con, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải. Nhiều biện pháp xử lý đã được thực hiện nhưng hiệu quả không như mong muốn. Từ khi sử dụng nền chuồng lợn là đệm lót lên men, mùi hôi không còn, tiết kiệm được nước do không phải rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân lợn. Đệm lót từ 1-2 ngày mới đảo một lần để vi sinh vật phân hủy phân và nước tiểu gia súc...

Với cách làm này, chi phí cho mỗi con lợn nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Lứa lợn đầu tiên khi áp dụng mô hình khiến gia đình rất phấn khởi vì xử lý được vấn đề quan trọng nhất là chất thải và công quét dọn.

Làm đệm lót rất đơn giản, nguyên liệu là bột bắp, mùn cưa, trấu... thay cho ximăng. Người nuôi chỉ cần tưới nước cho nền ướt, tưới dịch men và rắc phấn cám trộn với men vi sinh, sau đó trộn cho đều, dùng nilon đậy lại; sau 2-3 ngày, lấy tấm nylon ra và xới lên, để 1 giờ sau thì thả lợn vào nuôi.

Với diện tích chuồng nuôi khoảng 20m2, chi phí làm đệm lót khoảng 3 triệu đồng.

Đệm lót có thời gian sử dụng khoảng 4 năm cho nhiều lứa lợn. Sau giai đoạn nuôi, đệm lót trở thành phân bón cho cây trồng.

Cách làm này còn giúp giữ ấm cho vật nuôi do đệm lót luôn luôn ấm bởi nhiệt từ hoạt động của hệ men vi sinh.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận cho biết chăn nuôi lợn trên đệm lót là giải pháp hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho chăn nuôi do tận dụng được một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp như mùn cưa, vỏ trấu, thân cây bắp...

Đây là lần đầu tiên ngành chăn nuôi Bình Thuận áp dụng một phương pháp mới. Cách làm này đơn giản, chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại cao, đặc biệt là giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Thời gian tới, trung tâm sẽ hỗ trợ để nhân rộng mô hình này cho đông đảo người chăn nuôi trong tỉnh thực hiện./.


Có thể bạn quan tâm

Tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh Tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai 12 lớp tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Emic cho trên 600 lượt hộ nông dân tham gia.

02/10/2015
Gieo giống rau Gieo giống rau

Cây con khi ra ruộng SX phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chiều cao cây, số lá, thân mập, cứng… Vì vậy để có được những lô giống cây con tốt, cần lưu ý một số phương pháp sau:

02/10/2015
Nâng cao năng lực quản lý, khai thác thủy lợi Nâng cao năng lực quản lý, khai thác thủy lợi

Dự báo biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

02/10/2015
Bỏ phố về rừng Bỏ phố về rừng

Người ta bảo ông “gàn” khi bỏ phố về rừng. Thế nhưng, bằng bàn tay, khối óc của mình, ông đã biến 32 ha rừng hoang thành một trang trại tổng hợp cho thu nhập ổn định.

02/10/2015
Trồng rau thủy canh Trồng rau thủy canh

Trồng rau thủy canh không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng hoặc giá thể (trấu hun, mụn dừa, cát…) rất phù hợp với người dân thành thị với quỹ đất hạn hẹp.

02/10/2015