Nuôi Lợn Thời Giá Thấp

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.
Đây là trang trại nuôi lợn lớn nhất xã Phúc Ninh với đàn lợn thường xuyên từ trăm con trở lên. Thời điểm giữa năm 2012, khi giá lợn hơi trên 40.000 đồng/kg, gia đình chị Tươi xuất chuồng 100 con, lãi gần 50 triệu đồng. Đến tháng 2 năm nay giá lợn “rớt” xuống còn 30.000 - 33.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn không giảm.
Theo tính toán của chị Tươi, nếu cho lợn ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp thì khi xuất chuồng gia đình chị lỗ khoảng từ 400.000 đến 500.000 đồng/con.
Cái khó, ló cái khôn, để duy trì đàn lợn, chị Tươi có sáng kiến tự pha trộn thức ăn cho lợn bằng các sản phẩm nông sản sẵn có ở địa phương như: Cám ngô, sắn, cám gạo, rau lang… theo công thức: 100 kg rau khoai lang + 20 kg cám ngô + 30 kg cám sắn + 20 kg cám gạo + 10 kg gạo tấm tất cả đều đem nấu chín khi cho ăn trộn thêm cám đậm đặc cho lợn ăn.
Cụ thể, khi lợn con mới tập ăn từ 5 kg thể trọng trở lên cần cho ăn cám tổng hợp dạng viên, đến khi từ 15 kg đến xuất chuồng cho ăn thức ăn tự pha chế. Với cách làm này, dù giá lợn hơi xuống thấp dưới 33.000 đồng/kg như hiện nay chị Tươi vẫn cầm cự được, không bị lỗ.
Trước đây, mỗi ngày 200 con lợn ăn hết 15 bao cám tổng hợp loại 25 kg; với giá 380.000/bao tính ra bình quân mỗi ngày 1 con lợn tiêu tốn đến 29.000 đồng tiền thức ăn, nhưng từ ngày trộn thêm thức ăn tự pha chế giảm được 50% tiền mua cám tổng hợp, tính ra mỗi con lợn bán đi còn được lãi gần 200.000 đồng.
Chị Tươi cho biết, cách thức pha trộn này chị học hỏi từ những trang trại, hộ nuôi lợn có nhiều năm kinh nghiệm và xem thêm trên các phương tiện truyền thông. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, chị cho lợn ăn 4 lần/ngày nên không hấp thụ hết thức ăn, dẫn đến chậm lớn so với nuôi bằng cám tổng hợp. Sau này, chị chia đều thức ăn, cho lợn ăn thành 3 lần/ngày, kết quả heo lớn nhanh, thịt săn chắc, thương lái rất thích mua. Đầu tháng 7, gia đình chị Tươi mới xuất 1,5 tấn lợn hơi, thu lãi gần 3 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Tiến Hoàn, Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh cho biết, đây là cách làm hay, có hiệu quả trong chăn nuôi lợn thời giá thấp của gia đình chị Tươi, cách làm này hiện có khá nhiều hộ nuôi lợn ở Phúc Ninh đã học hỏi và làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Vùng hạ lưu sông Bạn Thạch (xã Hòa Xuân Đông, H.Đông Hòa) có 3ha tôm thẻ chân trắng có độ tuổi từ 30-45 ngày bị chết do hoại tử gan tụy. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 81ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị mắc bệnh, trong đó có 23,5ha bị mất trắng.

Lục Ngạn hiện có 1.750 ha trồng các giống vải chín sớm như: U hồng, U trứng, U thâm, lai Thanh Hà, Bình Khê, Hùng Long..., trong đó chủ yếu là hai giống U hồng và lai Thanh Hà. Diện tích vải chín sớm được trồng nhiều ở các xã như Tân Mộc, Quý Sơn, Mỹ An, Phượng Sơn.

6 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn thành phố Hải Phòng ước thực hiện hơn 30.000 tấn, đạt 59,46% kế hoạch năm, bằng 101,7% so với cùng kỳ 2013. Hiện, thành phố có 12.600 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 5700 ha nuôi nước ngọt; 6900 ha nuôi nước lợ, mặn; 472 bè nuôi hải sản với 7600 ô lồng và 187 giàn bè nuôi tu hài, vẹm. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ thủy sản sản xuất trên 794 triệu giống thủy sản và dịch vụ 280 triệu giống thủy sản.

Vào thời điểm này các quận, huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Thốt Nốt và Bình Thủy (Cần Thơ) đang trong giai đoạn thu hoạch lúa hè thu sớm. Thời tiết hiện khá thuận lợi, máy GĐLH vào tận ruộng, năng suất đạt 900 -1 tấn/công, giá bán tại ruộng từ 4.300 - 4.500 đ/kg, tùy vào lúa đẹp, xấu.

Sáng 23-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai (NN-PTNT) về việc đầu tư xây dựng thí điểm vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và Trảng Bom.