Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Thời Giá Thấp

Nuôi Lợn Thời Giá Thấp
Ngày đăng: 27/07/2013

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.

Đây là trang trại nuôi lợn lớn nhất xã Phúc Ninh với đàn lợn thường xuyên từ trăm con trở lên. Thời điểm giữa năm 2012, khi giá lợn hơi trên 40.000 đồng/kg, gia đình chị Tươi xuất chuồng 100 con, lãi gần 50 triệu đồng. Đến tháng 2 năm nay giá lợn “rớt” xuống còn 30.000 - 33.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn không giảm.

Theo tính toán của chị Tươi, nếu cho lợn ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp thì khi xuất chuồng gia đình chị lỗ khoảng từ 400.000 đến 500.000 đồng/con.

Cái khó, ló cái khôn, để duy trì đàn lợn, chị Tươi có sáng kiến tự pha trộn thức ăn cho lợn bằng các sản phẩm nông sản sẵn có ở địa phương như: Cám ngô, sắn, cám gạo, rau lang… theo công thức: 100 kg rau khoai lang + 20 kg cám ngô + 30 kg cám sắn +  20 kg cám gạo + 10 kg gạo tấm tất cả đều đem nấu chín khi cho ăn trộn thêm cám đậm đặc cho lợn ăn.

Cụ thể, khi lợn con mới tập ăn từ 5 kg thể trọng trở lên cần cho ăn cám tổng hợp dạng viên, đến khi từ 15 kg đến xuất chuồng cho ăn thức ăn tự pha chế. Với cách làm này, dù giá lợn hơi xuống thấp dưới 33.000 đồng/kg như hiện nay chị Tươi vẫn cầm cự được, không bị lỗ.

Trước đây, mỗi ngày 200 con lợn ăn hết 15 bao cám tổng hợp loại 25 kg; với giá 380.000/bao tính ra bình quân mỗi ngày 1 con lợn tiêu tốn đến 29.000 đồng tiền thức ăn, nhưng từ ngày trộn thêm thức ăn tự pha chế giảm được 50% tiền mua cám tổng hợp, tính ra mỗi con lợn bán đi còn được lãi gần 200.000 đồng.

Chị Tươi cho biết, cách thức pha trộn này chị học hỏi từ những trang trại, hộ nuôi lợn có nhiều năm kinh nghiệm và xem thêm trên các phương tiện truyền thông. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, chị cho lợn ăn 4 lần/ngày nên không hấp thụ hết thức ăn, dẫn đến chậm lớn so với nuôi bằng cám tổng hợp. Sau này, chị chia đều thức ăn, cho lợn ăn thành 3 lần/ngày, kết quả heo lớn nhanh, thịt săn chắc, thương lái rất thích mua. Đầu tháng 7, gia đình chị Tươi mới xuất 1,5 tấn lợn hơi, thu lãi gần 3 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hoàn, Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh cho biết, đây là cách làm hay, có hiệu quả trong chăn nuôi lợn thời giá thấp của gia đình chị Tươi, cách làm này hiện có khá nhiều hộ nuôi lợn ở Phúc Ninh đã học hỏi và làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân chặt bỏ cây cao su vì giá mủ rớt thảm hại Nông dân chặt bỏ cây cao su vì giá mủ rớt thảm hại

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

24/04/2015
Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM) Hiệu quả từ cơ giới hóa trên cây rau tại huyện Hóc Môn (TPHCM)

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

24/04/2015
An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu An Giang mở rộng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

24/04/2015
Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa Hà Nội mở rộng quy mô sản xuất lúa hàng hóa

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

24/04/2015
Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm Nhiều nông dân Sơn Hải 2 đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

24/04/2015