Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao

Nuôi Lợn Sạch, Thu Lãi Cao
Ngày đăng: 11/02/2012

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Chúng tôi đến gia trại nuôi lợn của chị Mỹ vừa lúc chị đang xuất bán lứa lợn thứ 3 trong năm 2011. Cuối năm thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, giá cả cũng cao hơn ngày thường, nên lứa lợn này chị thu được hơn 60 triệu đồng. Trừ chi phí, chị Mỹ bảo năm nay đủ sắm cái tết sung túc cho cả gia đình và hai bên nội ngoại.

Bên tách trà nóng, chị Mỹ kể, chị lập thân với hai bàn tay trắng. Dù chăm chỉ, cày cấy quanh năm, song cuộc sống của vợ chồng chị vẫn khốn khó trăm bề. Năm 1997, thấy mô hình chăn nuôi lợn của các gia đình hàng xóm có hiệu quả, chị bàn với chồng chuyển từ làm ruộng sang chăn nuôi.

Ban đầu, chồng chị chưa đồng ý vì sợ rủi ro và vất vả, nhưng thấy vợ quyết tâm nên anh đành gật đầu. Vợ chồng chị vay 30 triệu đồng để xây chuồng trại và mua 20 con lợn giống. Nhờ chăm sóc đúng biện pháp kỹ thuật nên lứa đầu tiên, vợ chồng chị lãi ròng gần 10 triệu đồng.

Thấy nuôi lợn theo cách này hiệu quả, chị thôi không làm ruộng để tập trung nuôi lợn. Qua tham gia các lớp học ngắn hạn về kỹ thuật chăn nuôi lợn, chị áp dụng các kiến thức rất hiệu quả. Thành công bước đầu giúp chị tự tin mở rộng chuồng trại, mỗi năm chị nuôi 3 lứa, lúc cao điểm nuôi 50 con lợn thịt... Hiện mỗi năm vợ chồng chị Mỹ thu lãi từ 50-70 triệu đồng từ nuôi lợn.

"Tôi thành công là nhờ tuân thủ các nguyên tắc trong chăn nuôi. Thứ nhất, luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Kế đến là tiêm vaccin đúng liều lượng và đúng thời điểm. Khi vào chuồng lợn, tôi phải sát trùng chân tay để diệt mầm bệnh. Với thức ăn cho lợn, phải đảm bảo nguyên tắc đủ, đúng lượng, sạch và dinh dưỡng cao. Tuyệt đối không cho lợn ăn thức ăn sống để tránh các bệnh về tiêu hóa"- chị Mỹ chia sẻ kinh nghiệm.

Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo môi trường, anh chị còn đầu tư xây dựng hầm khí biogas. Cũng do vậy mà khu vực nuôi lợn của chị Mỹ không có mùi xú uế. Mô hình nuôi lợn sạch của chị được nhiều ND trong vùng tìm đến học tập, áp dụng.


Có thể bạn quan tâm

Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm Ở Huyện Tân Phú Đông

Vừa qua, Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài "Biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chết cành mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông", đề tài do ThS. Đặng Thùy Linh làm Chủ nhiệm, Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì, với mục tiêu xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chết cành của cây mãng cầu xiêm, từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp, hiệu quả.

19/08/2013
Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh

Người dân Chí Linh (Hải Dương) đang trồng thử nghiệm nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, trong đó cây na dai đã dần khẳng định vị thế.

19/08/2013
Ông Ngoạn “Hai Nhất” Ông Ngoạn “Hai Nhất”

Ông Lê Huy Ngoạn ở thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một trong số nông dân hiếm hoi đạt được hai cái nhất. Đó là nuôi cá sinh sản, cá giống giỏi nhất và trồng ổi Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vùng.

20/08/2013
Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Hướng Tới Sản Xuất Hàng Hóa Bền Vững Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Hướng Tới Sản Xuất Hàng Hóa Bền Vững

Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.

20/08/2013
Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh (Hải Dương) Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh (Hải Dương)

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.

20/08/2013