Nuôi lợn lãi tiền tỷ

Năm 2004, khi mới bắt tay vào nuôi lợn, do ít vốn nên anh Hanh chỉ dám nuôi một vài con lợn thịt, rồi nuôi lợn chọn lọc để gơ nái.
Năm 2008, xã có chủ trương khuyến khích các hộ nông dân phát triển mô hình trang trại chăn nuôi nên anh mạnh dạn nhận thầu gần 1 mẫu ruộng để xây dựng mô hình nuôi lợn.
Với ấp ủ về một trang trại chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại, anh đã mở rộng mô hình với diện tích hơn 5.000m2 lấy tên là "Trại lợn Minh Phú".
Hiện nay, trại lợn của anh có 170 lợn nái, 700 lợn hậu bị và 20 lợn đực giống ngoại.
Bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất ra thị trường 300 con lợn thương phẩm, 500 con lợn nái hậu bị và hàng ngàn liều tinh lợn với chất lượng tốt, giống đa dạng đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.
Tổng doanh thu mỗi năm từ trại lợn đạt gần 8 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí cho thu lãi trên dưới 3 tỷ đồng.
Anh Hạnh đầu tư thiết bị nghiên cứu phục vụ việc phát triển chăn nuôi.
Để chủ động phòng, chữa bệnh cho đàn lợn của gia đình, anh Hanh còn chịu khó học hỏi kinh nghiệm và theo học lớp chuyên ngành thú y.
Nhờ đó, đàn lợn của anh chưa bao giờ bị nhiễm hay chịu ảnh hưởng dịch bệnh.
Niềm say mê với nghề nuôi lợn là động lực để anh tiếp tục đầu tư vốn mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, cung cấp thuốc cho các hộ chăn nuôi trong xã và các địa phương lân cận.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lợn hiệu quả, anh cho biết, để chăn nuôi có lãi thì người chăn nuôi phải cân nhắc kỹ nên chọn nuôi con gì cho phù hợp với thị trường.
Cùng với đó, chuồng trại phải được quy hoạch, xây dựng đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông.
Đồng thời, phải tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh, chăm sóc vật nuôi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
"Lợn sữa, lợn thương phẩm, lợn hậu bị, lợn nái đều có cách chăm sóc riêng nên muốn nuôi lợn thành công, người nuôi phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc của từng loại lợn" - anh Hanh nói.
Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, anh Hanh còn giúp cho nhiều hội viên nông dân trong xã về giống, vốn, kỹ thuật để giúp họ vượt qua khó khăn, trở ngại trong chăn nuôi. Anh sẵn sàng tư vấn về cách chăm sóc lợn, sử dụng thuốc thú y và các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi.
Tâm huyết với nghề nuôi lợn cùng tinh thần dám nghĩ dám làm của anh đã được đền đáp xứng đáng.
Hiện nay, anh đã có một cơ ngơi khang trang, cuộc sống hạnh phúc bên gia đình, các con đều học hành thành đạt.
Trang trại và cửa hàng kinh doanh thuốc thú y của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng.
Mô hình chăn nuôi lợn của anh Hanh đã trở thành mô hình kinh tế tiêu biểu nhất của xã Phúc Lâm, góp phần quan trọng thúc đẩy nghề chăn nuôi của xã ngày một phát triển bền vững.
Nhiều năm liền gia đình anh đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, cấp huyện. Anh Hanh xứng đáng là tấm gương sáng để nhiều nông dân học hỏi về nghị lực, ý chí trong sản xuất để vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

“Mấy năm gần đây, nhiều vườn vú sữa Lò Rèn xuống sức thấy rõ. Nếu tiếp tục duy trì thì không thu được bao nhiêu mà lại mất thời gian nên nhiều hộ ở đây đã đốn vú sữa để trồng sa pô” - Đó là lời phản ánh của ông Nguyễn Văn Hòa, một nông dân kỳ cựu trồng vú sữa ở ấp Mỹ (Kim Sơn, Châu Thành - Tiền Giang).

Mặc dù không có thế mạnh về cây ăn trái so với các địa phương như Tiền Giang, Bến Tre…, tuy nhiên, gần 10 năm nay, cây thanh long đã trở thành cây xóa nghèo của nhiều hộ gia đình trên vùng đất Châu Thành, tỉnh Long An.

Nhằm đưa đối tượng nuôi mới cá tầm vào phát triển tại các khu vực hồ chứa của huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ngày 26 tháng 4 năm 2013, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Đức phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm hồ chứa” cho 40 hộ nuôi trồng thủy sản của hai xã Hợp Thanh và An Phú.

Hơn 1 tháng qua, giá mủ cao su liên tiếp giảm khiến nhiều vườn cao su mới phải ngưng khai thác. Chỉ những vườn cao su lâu năm, năng suất cao mới cho lời chút đỉnh.

Khởi nghiệp với 200 con gà con cách đây hai năm, nay đàn gà lên đến 1 ngàn con chia làm ba đợt nuôi trong năm, ông Đặng Minh Trung, ngụ tại ấp Bình Thạnh - xã Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) phấn khởi.