Nuôi lợn lãi tiền tỷ

Năm 2004, khi mới bắt tay vào nuôi lợn, do ít vốn nên anh Hanh chỉ dám nuôi một vài con lợn thịt, rồi nuôi lợn chọn lọc để gơ nái.
Năm 2008, xã có chủ trương khuyến khích các hộ nông dân phát triển mô hình trang trại chăn nuôi nên anh mạnh dạn nhận thầu gần 1 mẫu ruộng để xây dựng mô hình nuôi lợn.
Với ấp ủ về một trang trại chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại, anh đã mở rộng mô hình với diện tích hơn 5.000m2 lấy tên là "Trại lợn Minh Phú".
Hiện nay, trại lợn của anh có 170 lợn nái, 700 lợn hậu bị và 20 lợn đực giống ngoại.
Bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất ra thị trường 300 con lợn thương phẩm, 500 con lợn nái hậu bị và hàng ngàn liều tinh lợn với chất lượng tốt, giống đa dạng đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.
Tổng doanh thu mỗi năm từ trại lợn đạt gần 8 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí cho thu lãi trên dưới 3 tỷ đồng.
Anh Hạnh đầu tư thiết bị nghiên cứu phục vụ việc phát triển chăn nuôi.
Để chủ động phòng, chữa bệnh cho đàn lợn của gia đình, anh Hanh còn chịu khó học hỏi kinh nghiệm và theo học lớp chuyên ngành thú y.
Nhờ đó, đàn lợn của anh chưa bao giờ bị nhiễm hay chịu ảnh hưởng dịch bệnh.
Niềm say mê với nghề nuôi lợn là động lực để anh tiếp tục đầu tư vốn mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, cung cấp thuốc cho các hộ chăn nuôi trong xã và các địa phương lân cận.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lợn hiệu quả, anh cho biết, để chăn nuôi có lãi thì người chăn nuôi phải cân nhắc kỹ nên chọn nuôi con gì cho phù hợp với thị trường.
Cùng với đó, chuồng trại phải được quy hoạch, xây dựng đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông.
Đồng thời, phải tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh, chăm sóc vật nuôi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
"Lợn sữa, lợn thương phẩm, lợn hậu bị, lợn nái đều có cách chăm sóc riêng nên muốn nuôi lợn thành công, người nuôi phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc của từng loại lợn" - anh Hanh nói.
Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, anh Hanh còn giúp cho nhiều hội viên nông dân trong xã về giống, vốn, kỹ thuật để giúp họ vượt qua khó khăn, trở ngại trong chăn nuôi. Anh sẵn sàng tư vấn về cách chăm sóc lợn, sử dụng thuốc thú y và các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi.
Tâm huyết với nghề nuôi lợn cùng tinh thần dám nghĩ dám làm của anh đã được đền đáp xứng đáng.
Hiện nay, anh đã có một cơ ngơi khang trang, cuộc sống hạnh phúc bên gia đình, các con đều học hành thành đạt.
Trang trại và cửa hàng kinh doanh thuốc thú y của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/tháng.
Mô hình chăn nuôi lợn của anh Hanh đã trở thành mô hình kinh tế tiêu biểu nhất của xã Phúc Lâm, góp phần quan trọng thúc đẩy nghề chăn nuôi của xã ngày một phát triển bền vững.
Nhiều năm liền gia đình anh đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, cấp huyện. Anh Hanh xứng đáng là tấm gương sáng để nhiều nông dân học hỏi về nghị lực, ý chí trong sản xuất để vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.