Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…
Trước đây, hai anh Sa Lés và Da Cốp là những tay buôn giỏi nhất trong xóm. Tuy nhiên, vào những năm 2000, việc kinh doanh trở nên khó khăn do thiếu vốn và sự canh tranh gay gắt của thị trường. Từ đó, nghề nuôi le le đến với hai anh em người Chăm này như một sự tình cờ.
Ban đầu chỉ nuôi vài chục cặp le le, dần dần trở thành niềm đam mê nên hai anh tiếp tục mua con giống để nuôi. Đặc biệt, năm 2007, thịt le le trở thành món ẩm thực “hot” đối với thực khách nên các thương lái TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tìm đến anh đặt mua le le thịt với giá cao.
Bất ngờ và vui mừng khi mô hình “nuôi chơi kiểng” nay lại đầy triển vọng, với giá trị kinh tế cao, nên hai anh Sa Lés và Da Cốp hùn thêm vốn mua con giống và mượn mảnh đất 1.000 m2 của cha mẹ để rào lưới, đào ao, trồng cỏ… nuôi le le theo kiểu bán hoang dã.
Ngoài ra, hai anh còn tìm đến học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và cho sinh sản từ một trang trại nuôi le le có tiếng ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long). Đến nay, đàn le le của hai anh hơn 700 con, với giá trị kinh tế ước tính hàng trăm triệu đồng.
Anh Da Cốp cho biết, trong môi trường bán hoang dã, le le sống rất khỏe mạnh, chưa bị dịch bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho đàn le le, anh bao xung quanh trại một lớp hàng rào lưới chắc chắn. Đặc biệt, trại nuôi le le phải thông thoáng, giữa có hồ nước rộng, bên trong trồng nhiều cỏ dại như sậy, lác và lục bình, để tạo môi trường hoang dã cho chúng trú ẩn.
Ngoài ra, anh còn làm những ổ đẻ nhân tạo cho le le đẻ trứng. Thức ăn chính của le le là lúa và lục bình. Sau 8 tháng nuôi, khi le le đạt trọng lượng từ 300 – 400gram là có thể xuất bán từ 300.000 – 450.000 đồng/con.
Hiện tại, le le thịt đang được các thương lái tìm đến tận nơi mua với giá cao, để cung ứng cho các quán ăn, nhà hàng. Tuy nhiên, hai anh không bán ngay mà đợi đến tháng 7-8, sau khi le le đẻ, ngoài việc tiếp tục nuôi le le con, hai anh còn tuyển chọn những cặp le le giống khỏe mạnh để lại sinh sản, số còn lại sẽ đem bán để lấy lại vốn và tiếp tục đầu tư chuồng trại mở rộng chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, giá chôm chôm thường được thương lái mua tại vườn trong tỉnh Đồng Nai chỉ còn 800 - 1.000 đồng/kg, giảm 4 - 5 ngàn đồng/kg so với cuối tháng 7-2012. Do giá chôm chôm quá thấp, công thuê lao động hái cao nếu có thu hoạch bán cũng không đủ trả công nên nhiều nhà vườn đành bỏ trái chín không thu hoạch.

Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, tuần qua, giá tôm sú nguyên liệu cỡ 20 con/kg tại Cà Mau tăng thêm 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng hơn 300 điểm chăn thả ong mật, mỗi điểm có hơn 300 thùng chứa với hàng chục nghìn đàn ong trú ngụ và toả đi hút mật. Ông Lê Triển, Phó Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hải Lăng cho biết, ở Hải Lăng có gần 50 điểm chăn thả ong mật với khoảng 3.000 đàn ong. Các chủ ong phần lớn ở các tỉnh phía Nam như: Đồng Nai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Long An...

Nếu như vụ nghêu 2011 có hàng trăm hộ nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng do dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì sang năm 2012 bà con ai cũng thở phào nhẹ nhỏm vì nghêu đang phát triển tốt. Hiện nghêu thương phẩm có giá bán khá cao, năng suất tăng hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu.

Ấp Phú Đông Thượng, xã Bình Khánh Đông (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) nằm cặp theo sông Vàm Cái Quao và sông Hàm Luông. Toàn ấp có khoảng 110ha đất tự nhiên, trong đó có 96ha đất sản xuất nông nghiệp. Ấp có 332 hộ, với 1.156 nhân khẩu, đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu trồng cây dừa kết hợp chăn nuôi. Toàn ấp hiện có 25% hộ khá giàu, 60% hộ trung bình và hộ nghèo chiếm 12%. Đặc biệt, ấp có Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm càng xanh trên diện tích 196ha mặt nước rất hiệu quả.