Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…
Trước đây, hai anh Sa Lés và Da Cốp là những tay buôn giỏi nhất trong xóm. Tuy nhiên, vào những năm 2000, việc kinh doanh trở nên khó khăn do thiếu vốn và sự canh tranh gay gắt của thị trường. Từ đó, nghề nuôi le le đến với hai anh em người Chăm này như một sự tình cờ.
Ban đầu chỉ nuôi vài chục cặp le le, dần dần trở thành niềm đam mê nên hai anh tiếp tục mua con giống để nuôi. Đặc biệt, năm 2007, thịt le le trở thành món ẩm thực “hot” đối với thực khách nên các thương lái TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tìm đến anh đặt mua le le thịt với giá cao.
Bất ngờ và vui mừng khi mô hình “nuôi chơi kiểng” nay lại đầy triển vọng, với giá trị kinh tế cao, nên hai anh Sa Lés và Da Cốp hùn thêm vốn mua con giống và mượn mảnh đất 1.000 m2 của cha mẹ để rào lưới, đào ao, trồng cỏ… nuôi le le theo kiểu bán hoang dã.
Ngoài ra, hai anh còn tìm đến học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và cho sinh sản từ một trang trại nuôi le le có tiếng ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long). Đến nay, đàn le le của hai anh hơn 700 con, với giá trị kinh tế ước tính hàng trăm triệu đồng.
Anh Da Cốp cho biết, trong môi trường bán hoang dã, le le sống rất khỏe mạnh, chưa bị dịch bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho đàn le le, anh bao xung quanh trại một lớp hàng rào lưới chắc chắn. Đặc biệt, trại nuôi le le phải thông thoáng, giữa có hồ nước rộng, bên trong trồng nhiều cỏ dại như sậy, lác và lục bình, để tạo môi trường hoang dã cho chúng trú ẩn.
Ngoài ra, anh còn làm những ổ đẻ nhân tạo cho le le đẻ trứng. Thức ăn chính của le le là lúa và lục bình. Sau 8 tháng nuôi, khi le le đạt trọng lượng từ 300 – 400gram là có thể xuất bán từ 300.000 – 450.000 đồng/con.
Hiện tại, le le thịt đang được các thương lái tìm đến tận nơi mua với giá cao, để cung ứng cho các quán ăn, nhà hàng. Tuy nhiên, hai anh không bán ngay mà đợi đến tháng 7-8, sau khi le le đẻ, ngoài việc tiếp tục nuôi le le con, hai anh còn tuyển chọn những cặp le le giống khỏe mạnh để lại sinh sản, số còn lại sẽ đem bán để lấy lại vốn và tiếp tục đầu tư chuồng trại mở rộng chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam chi hơn 1,45 triệu USD cho nhập khẩu 1.656 con lợn giống, tăng 1,7 lần về giá trị và 1,9 lần về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong 7 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 944.965 con giống gia cầm với tổng trị giá hơn 3,67 triệu USD.

Đặc biệt, tại huyện Đơn Dương - nơi chăn nuôi bò sữa tập trung của tỉnh Lâm Đồng, cá biệt có hộ chăn nuôi bò sữa đạt năng suất bình quân 22 lít/con/ngày (trên 6 tấn/chu kỳ/con như mức bình quân của tỉnh). Với mức thu mua 14.000 đồng/lít sữa như hiện nay, tại Lâm Đồng, bình quân mỗi chu kỳ một con bò sữa cho nông dân thu nhập khoảng 85 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản.

Mưa lớn trên diện rộng kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua không chỉ khiến tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao, mà còn làm chi phí sản xuất bị đội lên khá nhiều.

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.