Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi kiến vàng để diệt sâu bệnh trên cây điều tại sao không?

Nuôi kiến vàng để diệt sâu bệnh trên cây điều tại sao không?
Ngày đăng: 03/06/2015

Chưa biết tác dụng của kiến vàng

Cả nước hiện có khoảng 400.000 ha điều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam bộ, trong đó Bình Phước có khoảng 135.000 ha. Thực tế hiện nay hầu hết người dân trồng điều trong cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng đều không biết kiến vàng có lợi hay có hại. Nhiều ý kiến cho rằng, kiến vàng làm cho việc thu hoạch và cắt tỉa cành gặp khó khăn. Vì thế, nhiều người dân phun các loại thuốc trừ sâu để tiêu diệt kiến vàng.

Ông Lê Văn Liệu, nhà có 2 ha điều ở phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài, cho biết: “Hàng năm vườn điều nhà tôi có rất nhiều kiến vàng sinh sống. Tôi cũng không biết kiến vàng có tác dụng như thế nào đối với cây điều. Cứ mỗi dịp thu hoạch điều, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn do kiến, vì chúng rất nhiều và chích rất đau. Do đó, gia đình đã sử dụng thuốc trừ sâu bệnh vừa diệt sâu vừa diệt kiến vàng”.

Anh Nguyễn Văn Hiền, nhà có 4 ha điều ở ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú chia sẻ: “Nói kiến vàng có tác dụng đối với cây điều hay không tôi không biết. Chỉ biết nó gây rất nhiều khó khăn trong việc thu hoạch điều cũng như cắt tỉa cành.

Có thể nuôi kiến vàng để diệt trừ sâu bệnh hại cây điều?

Theo Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, trung bình mỗi năm người dân trồng điều thường phun khoảng 1 - 6 lần các loại thuốc đối với loại cây này. Riêng thuốc trừ bệnh khoảng 1 - 4 lần/năm và chi phí phun thuốc từ 200 ngàn đến 1,2 triệu đồng mỗi vụ/ha. Đây được xem là tác hại lớn đối với kiến vàng, trong khi kiến vàng có tác dụng rất lớn đối với cây điều để diệt trừ sâu bệnh và giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu.

Kiến vàng có tên khoa học là oecophylla smaragdina, thuộc bộ cánh màng hymenoptera, họ formicidae. Kiến vàng có 3 dạng cá thể, gồm kiến thợ, có nhiệm vụ xây dựng tổ, quản lý ấu trùng, di chuyển ấu trùng qua lại; kiến chúa có nhiệm vụ sinh sản còn kiến đực có nhiệm vụ duy trì sự sinh sản. Tổ kiến vàng thường làm ở trên cao. Trung bình mỗi tổ kiến vàng có khoảng từ 2.000 - 8.000, trong đó, khoảng 50% là kiến thợ. Do đó, để tách đàn kiến (chia nhỏ đàn kiến) người dân nên làm trong khoảng từ tháng 7 - 9 hàng năm. Mặt khác, để việc thu tổ có hiệu quả, nên thu những tổ kiến còn lá xanh, đường kính khoảng 20cm và có hai lớp lá vì ở trong những tổ này thường có kiến chúa sinh sống.

Để giúp đàn kiến vàng phát triển nhanh, thời gian đầu cần bổ sung thêm thức ăn cho đàn kiến như cá, thịt heo... Cách làm này sẽ giúp đàn kiến sinh sản nhanh. Nếu mỗi cây điều có vài tổ kiến vàng, sẽ không cần phun thuốc trừ sâu nữa.


Có thể bạn quan tâm

Thương hiệu bị đánh cắp, dân trồng tỏi Lý Sơn lao đao Thương hiệu bị đánh cắp, dân trồng tỏi Lý Sơn lao đao

Thị trường tràn lan các loại tỏi mang thương hiệu tỏi Lý Sơn khiến khách hàng rất khó phân biệt. Trong khi đó, nông dân trồng tỏi Lý Sơn lao đao vì giá tỏi xuống thấp.

02/07/2015
Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua

Trái ngược với sự lạc quan khi vải được mùa, được giá dịp đầu mùa, vài ngày trở lại đây, giá vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã giảm mạnh do thương lại Trung Quốc đột ngột rút về nước, không thu mua khiến nhiều hộ trồng vải đứng ngồi không yên.

02/07/2015
Phú An xây dựng nông thôn mới Phú An xây dựng nông thôn mới

Biết phát huy lợi thế của địa phương, cộng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phú An, huyện Châu Thành, đạt được nhiều kết quả khả quan và con đường cách đích NTM không còn xa.

02/07/2015
Bấp bênh nghề muối... Bấp bênh nghề muối...

Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.

02/07/2015
Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển Nhiều tàu câu mực đạt doanh thu hàng tỷ đồng/chuyến biển

Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);

02/07/2015