Nuôi kiến vàng để diệt sâu bệnh trên cây điều tại sao không?

Chưa biết tác dụng của kiến vàng
Cả nước hiện có khoảng 400.000 ha điều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam bộ, trong đó Bình Phước có khoảng 135.000 ha. Thực tế hiện nay hầu hết người dân trồng điều trong cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng đều không biết kiến vàng có lợi hay có hại. Nhiều ý kiến cho rằng, kiến vàng làm cho việc thu hoạch và cắt tỉa cành gặp khó khăn. Vì thế, nhiều người dân phun các loại thuốc trừ sâu để tiêu diệt kiến vàng.
Ông Lê Văn Liệu, nhà có 2 ha điều ở phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài, cho biết: “Hàng năm vườn điều nhà tôi có rất nhiều kiến vàng sinh sống. Tôi cũng không biết kiến vàng có tác dụng như thế nào đối với cây điều. Cứ mỗi dịp thu hoạch điều, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn do kiến, vì chúng rất nhiều và chích rất đau. Do đó, gia đình đã sử dụng thuốc trừ sâu bệnh vừa diệt sâu vừa diệt kiến vàng”.
Anh Nguyễn Văn Hiền, nhà có 4 ha điều ở ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú chia sẻ: “Nói kiến vàng có tác dụng đối với cây điều hay không tôi không biết. Chỉ biết nó gây rất nhiều khó khăn trong việc thu hoạch điều cũng như cắt tỉa cành.
Có thể nuôi kiến vàng để diệt trừ sâu bệnh hại cây điều?
Theo Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, trung bình mỗi năm người dân trồng điều thường phun khoảng 1 - 6 lần các loại thuốc đối với loại cây này. Riêng thuốc trừ bệnh khoảng 1 - 4 lần/năm và chi phí phun thuốc từ 200 ngàn đến 1,2 triệu đồng mỗi vụ/ha. Đây được xem là tác hại lớn đối với kiến vàng, trong khi kiến vàng có tác dụng rất lớn đối với cây điều để diệt trừ sâu bệnh và giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu.
Kiến vàng có tên khoa học là oecophylla smaragdina, thuộc bộ cánh màng hymenoptera, họ formicidae. Kiến vàng có 3 dạng cá thể, gồm kiến thợ, có nhiệm vụ xây dựng tổ, quản lý ấu trùng, di chuyển ấu trùng qua lại; kiến chúa có nhiệm vụ sinh sản còn kiến đực có nhiệm vụ duy trì sự sinh sản. Tổ kiến vàng thường làm ở trên cao. Trung bình mỗi tổ kiến vàng có khoảng từ 2.000 - 8.000, trong đó, khoảng 50% là kiến thợ. Do đó, để tách đàn kiến (chia nhỏ đàn kiến) người dân nên làm trong khoảng từ tháng 7 - 9 hàng năm. Mặt khác, để việc thu tổ có hiệu quả, nên thu những tổ kiến còn lá xanh, đường kính khoảng 20cm và có hai lớp lá vì ở trong những tổ này thường có kiến chúa sinh sống.
Để giúp đàn kiến vàng phát triển nhanh, thời gian đầu cần bổ sung thêm thức ăn cho đàn kiến như cá, thịt heo... Cách làm này sẽ giúp đàn kiến sinh sản nhanh. Nếu mỗi cây điều có vài tổ kiến vàng, sẽ không cần phun thuốc trừ sâu nữa.
Có thể bạn quan tâm

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.

Quảng Trị có thế mạnh phát triển đàn bò thịt không chỉ ở quy mô nông hộ nuôi dưới 10 con mà còn phát triển thành trang trại lớn để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Hiện tại nguồn bò thịt ở địa phương này không đủ cung cấp cho thị trường.

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.

“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.

Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.