Nuôi Kiến Đen Để Phòng Trừ Bọ Xít Muỗi Trên Cây Điều

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu tháng 9/2014 đến nay, trên 642,6ha diện tích cây điều trong toàn tỉnh đã bị bọ xít muỗi gây hại, tăng 390ha so với cùng kỳ.
Cứ vào sáng sớm, chiều mát hoặc những ngày thời tiết âm u, bọ xít muỗi thường tập trung chích hút nhựa trên các cành, lá, chồi khi còn non làm biến dạng và rụng trái điều non. Dự báo, bọ xít muỗi sẽ còn tiếp tục sinh sản, phát triển trên cây điều ở diện rộng đến tháng 4 năm 2015.
Để phòng trừ hiệu quả loài côn trùng này, chi cục khuyến cáo người trồng điều cần tích cực tỉa cành, tạo tán trên từng cây, nhất là những cành cây nhỏ bị che bóng, cành bị sâu bệnh, cành vượt.
Dọn sạch cỏ dại và nuôi kiến đen trong vườn điều để làm thiên địch, đồng thời, sử dụng các loại thuốc phòng trừ hiệu quả bọ xít muỗi như: Oxymatrine (Vimatrine 0.6SL), Emamectin benzoate (Tasieu 1.0EC, 1.9EC, 2WG, 5WG), Abamectin (Nouvo 3.6EC, Plutel 1.8 EC, 3.6EC)…
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.