Nuôi Kiến Đen Để Phòng Trừ Bọ Xít Muỗi Trên Cây Điều

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu tháng 9/2014 đến nay, trên 642,6ha diện tích cây điều trong toàn tỉnh đã bị bọ xít muỗi gây hại, tăng 390ha so với cùng kỳ.
Cứ vào sáng sớm, chiều mát hoặc những ngày thời tiết âm u, bọ xít muỗi thường tập trung chích hút nhựa trên các cành, lá, chồi khi còn non làm biến dạng và rụng trái điều non. Dự báo, bọ xít muỗi sẽ còn tiếp tục sinh sản, phát triển trên cây điều ở diện rộng đến tháng 4 năm 2015.
Để phòng trừ hiệu quả loài côn trùng này, chi cục khuyến cáo người trồng điều cần tích cực tỉa cành, tạo tán trên từng cây, nhất là những cành cây nhỏ bị che bóng, cành bị sâu bệnh, cành vượt.
Dọn sạch cỏ dại và nuôi kiến đen trong vườn điều để làm thiên địch, đồng thời, sử dụng các loại thuốc phòng trừ hiệu quả bọ xít muỗi như: Oxymatrine (Vimatrine 0.6SL), Emamectin benzoate (Tasieu 1.0EC, 1.9EC, 2WG, 5WG), Abamectin (Nouvo 3.6EC, Plutel 1.8 EC, 3.6EC)…
Có thể bạn quan tâm

Không hiểu sao khi nhận được tin ông trút hơi thở cuối cùng (chiều 14.10), tôi lại tin rằng, ở thế giới bên kia vẫn có những thảm cỏ xanh rờn để Hồ Giáo lại được tiếp tục chăn bò.

Hiện nay, dọc đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, sinh sản mạnh đã thúc giục người dân phát triển, mở rộng ao nuôi, cải thiện nguồn thu nhập.

Ngư dân phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) đã vượt qua tập quán sản xuất nhỏ lẻ bằng cách hợp sức, góp vốn đóng tàu công suất lớn, đầu tư thiết bị hiện đại, vươn khơi khai thác hải sản xa bờ.

Ngư dân Quảng Nam đang phải gồng mình chống đỡ điều kiện thời tiết thất thường khi bám biển Hoàng Sa trong mùa biển động.

Việc xây dựng hệ thống nhận diện, tổ chức quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đối với một số sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam là hướng đi cấp bách hiện nay.