Nuôi Hươu Lãi Gần 200 Triệu Đồng/năm

Về xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hỏi đến nhà ông Nguyễn Ngọc Khánh ai cũng biết và khen gợi về nghị lực và ý trí vươn lên làm giàu trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Về xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) hỏi đến nhà ông Nguyễn Ngọc Khánh ai cũng biết và khen gợi về nghị lực và ý trí vươn lên làm giàu trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Năm 1997, ông đã đầu tư vào nuôi giống gà Sipi (Thái Lan) với số lượng 2000 con, nhưng nuôi được 2 năm thì ông không nuôi nữa vì hiệu quả kinh tế không cao, chi phí thức ăn cho gà thì ngày càng đắt, dịch bệnh hay xảy ra lên ông quyết định “chia tay” với giống gà này để đầu tư vào con vật nuôi khác. Sau nhiều năm tìm hiểu và nghiên cứu, năm 2001 ông đến với mô hình nuôi hươu và cũng là người mạnh dạn đầu tiên nuôi thử nghiệm. Ông đã lặn lội vào tận trong Nghệ An để bắt 3 chú hươu con về nuôi, với giá 7triệu đồng/con.
Vừa nuôi, vừa mày mò, học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi hươu, dần dần ông khánh đã nắm bắt được những kinh nghiệm nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ những ở xã Trung Sơn. Thức ăn của hươu rất đơn giản chủ yếu là lá rừng, cỏ cây (cỏ voi, lá xoan, lá sung, lá mít…) rất dễ kiếm và dẻ tiền. Bình quân một con hươu trưởng thành ăn hết khoảng 5kg cỏ hoặc lá/ngày, ngoài ra cần bổ sung thêm trong khẩu phần ăn cho hươu tinh bột như: cám gạo, cám ngô…
Chuồng nuôi được ông thiết kế rất đơn giản, mỗi ô chuồng rộng khoảng gần 10m2 xung quanh được xây thành cao và bên trên lợp bằng mái tôn để che mưa, che nắng. Ngồi nhâm nhi chén trà nóng ông Khánh tâm sự: “hươu vốn là loài động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, vì vậy rất dễ chăm sóc, nuôi dưỡng. Hươu rất sạch không ăn những thức ăn bẩn, ôi thối nên chúng ít bị bệnh. Nếu có mắc thì hươu chỉ mắc những bệnh chướng hơi, đi ngoài, với bệnh này chỉ cần giã nắm lá trầu trộn với muối, rồi xoa vào dạ cỏ và nấu ít nước cho hươu uống là khỏi”.
Sau 2 năm nuôi hươu bắt đầu mọc sừng non màu hồng nhạt trông rất mịn được dân gian gọi là nhung. Nhung từ khi mọc đến lúc cắt là 50-55 ngày là cắt được. Hiện tại giá bán là 1 triệu đồng/100gam nhung hươu. Nhu cầu mua nhung hươu trên thị trường rất lớn lên lượng cung không đủ cầu vì thế mặt hang này đang rất quý hiến. Ông Khánh nói: “lộc nhung có nhiều công dụng, kéo dài tuổi thanh xuân, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, ngoài ra còn trị các bệnh chóng mặt, ù tai, mờ mắt, lưng gối đau…”.
Từ 3 con hươu ban đầu đến giờ số lượng tăng lên thành 12 con, trong đó có những con cho lấy được nhung và cũng có con đang trong thời kỳ sinh sản. Ông Khánh dự định sẽ tiếp tục mở rộng và nhân đàn lên nữa. Đến giờ ở huyện Lương Sơn đã thành lập được Câu lạc bộ gồm 17 hộ nuôi hươu gồm các xã như: Trung Sơn, Tân Thành, Nhuận Trạch, Cao Dương… mỗi hộ nuôi từ 1-5 con. Mục đích của câu lạc bộ là giúp đở, chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình. Ông Khánh được câu lạc bộ tín nhiệm và bầu làm hội trưởng của hội.
Từ một hộ nghèo, ông Nguyễn Ngọc Khánh đã vươn lên thoát nghèo trở thành một hộ giàu trong thôn, xóm với thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng từ việc bán hươu giống và lộc nhung. Ông là một tấm gương điển hình về một người lính trong thời bình chiến đấu trên “mặt trận” mới - mặt trận chống đói nghèo
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với đề án phát triển nghề nấm của tỉnh Bắc Giang, năm 2013, Hội Nông dân huyện Sơn Động liên kết với Trung tâm Dạy nghề Anh Tuyết - Bắc Giang, Trung tâm Giống nấm tỉnh xây dựng mô hình trồng nấm ở 5 xã.

Hiện nay, giá dừa khô tăng mạnh, từ 80-85 ngàn đồng/chục (12 trái). Do giá dừa tăng và tương đối ổn định từ sau Tết đến nay, nên bà con trồng dừa rất phấn khởi.

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.