Nuôi Heo Dùng Đệm Lót Sinh Học Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi

Sử dụng trấu, mùn cưa trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa làm đệm lót để nuôi heo không chỉ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được ngày công khi không phải vệ sinh chuồng trại. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho những người muốn duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu dân cư.
Lợi cả đôi bề
Đó là lời khẳng định của anh Thân Văn Giang, ở thôn 2, xã Đức Chánh (Mộ Đức) khi nói về mô hình sử dụng đệm lót trong chăn nuôi. Bởi theo anh Giang, nhờ vào đệm lót sinh học này, mà anh không cần phải tắm rửa, vệ sinh chuồng trại nhưng vẫn đảm bảo môi trường tốt nhất cho heo phát triển.
Với diện tích chuồng trại 40m2, anh Giang chỉ bê tông nền khoảng 1/3 diện tích, phần còn lại, anh trộn trấu, mùn cưa, và chế phẩm sinh học Balasa thành một lớp dày khoảng 60cm. Cứ vài ngày, anh Giang lại đảo đệm lót một lần nhằm kích thích vi sinh vật phân hủy chất thải của heo. Nhờ đó, mà chuồng nuôi của nhà anh lúc nào cũng khô ráo, giảm thiểu mùi hôi.
Cũng như anh Giang, chị Trần Thị Nguyệt ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) cũng áp dụng mô hình mới này vào tháng 3 năm nay. Sau 3 tháng 22 ngày nuôi, đàn heo 20 con của chị Nguyệt có trọng lượng bình quân 70kg. Theo nhẩm tính của chị Nguyệt, nhờ dùng đệm lót trong chăn nuôi mà heo của chị tăng từ 5-7kg/con so với cách nuôi thông thường.
Bởi heo không phải chịu ướt lạnh trong mỗi đợt chị vệ sinh chuồng trại nên giảm hẳn các bệnh về hô hấp. Thời gian chăm sóc, chi phí thú y, điện nước cũng nhờ đệm lót mà được cắt giảm.
Giảm gần 100% mùi hôi chuồng trại
Với những ưu điểm vượt trội mà đệm lót sinh học mang lại, “nút thắt” về môi trường khi chăn nuôi trong khu dân cư cũng nhờ thế mà được gỡ bỏ. Có chuồng trại chăn nuôi nằm đối diện trường học và nằm sát trục đường giao thông liên thôn, đã có thời điểm chị Trần Thị Nguyệt ở Nghĩa Hòa tưởng rằng sẽ phải nghỉ nuôi khi “nhận” quá nhiều lời than phiền về tình trạng ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, khi nghe thông tin về việc sử dụng đệm lót trong chăn nuôi có thể giảm gần 100% mùi hôi chuồng trại, chị Nguyệt như “người chết đuối vớ được phao”. “Trước đây, bà con hàng xóm rất hay than phiền thậm chí khó chịu với chuồng heo nhà tôi. Nhưng từ khi sử dụng đệm lót thì không còn ai phàn nàn nữa. Thậm chí có người còn tưởng tôi nghỉ nuôi rồi, vì không còn nghe mùi nữa”, chị Nguyệt thở phào.
Nguồn nguyên liệu trấu, mùn cưa hiện rất dễ tìm, còn gói chế phẩm sinh học Balasa thì chỉ có giá chưa đến 100 nghìn đồng nên việc nhân rộng mô hình đệm lót sinh học này không khó. Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa khẳng định: “Sau khi nghiệm thu mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót tại Nghĩa Hòa, nhận thấy đệm lót khử được gần như 100% mùi hôi.
Chúng tôi quyết định sẽ nhân rộng mô hình trên. Hiện nay, Trạm Khuyến nông huyện đang đề xuất lên Sở KH&CN đề án áp dụng mô hình nuôi heo sử dụng đệm lót cho các hộ chăn nuôi tại làng bún Phú Mỹ để giảm thiểu ô nhiễm tại đây”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trương Văn Đúng, GĐ Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng nói: Với khả năng SX con giống từ 3.500-4.000 con/năm nhưng trung tâm vẫn không đủ con giống bán.

Các cán bộ của Cục Chăn nuôi đã được đào tạo về LEGs và đến nay đã được cấp chứng nhận là giảng viên đào tạo LEGs do tổ chức LEGs cấp và là người trực tiếp giảng trong các lớp tập huấn. Học viên tham gia lớp tập huấn là các cán bộ thuộc các cơ quan Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT.

Mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, gặp phải mưa nhiều, đa số lò sấy quá tải, muốn sấy được lúa phải đợi nhiều ngày mới đến lượt, trong khi đó lúa đã ướt, không được phơi, sấy kịp thời nên nảy mầm. Trước tình thế này, người dân không còn cách nào khác buộc phải bán lúa tươi với giá thấp.

Hiện nay giá cá bổi loại 8 con/kg chỉ còn 45 ngàn đ/kg, giảm khoảng 25 ngàn đ/kg so với thời điểm này năm trước. Loại 6 con/kg giá hơn 60 ngàn đ/kg, giảm hơn 20 ngàn đkg so với cùng kỳ.

Dẫn khách ra vườn bưởi tán xoè rộng, lá xanh mướt, quả to, quả nhỏ trĩu cành, anh Minh cho biết, cũng như nhiều hộ làm vườn khác ở xã, trước đây 8.000 m2 đất của anh đều trồng nhãn, trước là nhãn lồng, kế đó là nhãn xuồng cơm vàng. Trồng theo phong trào nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ đeo bám riết, đành phải chặt bỏ nhãn trồng bưởi da xanh vì lúc đó bưởi được giá.