Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Hàu Ở Vùng Cảng Biển Sa Huỳnh, Kiếm Tiền Triệu

Nuôi Hàu Ở Vùng Cảng Biển Sa Huỳnh, Kiếm Tiền Triệu
Ngày đăng: 27/05/2014

Tại Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) đang có 35 hộ nuôi hàu. Bà con cho biết nuôi hàu không khó, tiêu thụ dễ, lợi nhuận khá...

Vào tháng 4.2013, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông huyện Đức Phổ, ông Văn Công Thanh (thôn Thạnh Đức 2) thả nuôi thí điểm 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, có trọng lượng bình quân 95 con/kg, trên lồng bè bằng tre có diện tích gần 60m2 ở khu vực phía nam chân cầu Thạnh Đức.

Nhờ áp dụng đúng quy trình đã được hướng dẫn, hàu của ông Thanh phát triển khá tốt, với tỷ lệ sống 60-70%. Sau 6 tháng nuôi, ông Thanh thu hoạch gần 700kg hàu thương phẩm. Với giá bán 32.000 đồng/kg, ông thu về 22 triệu đồng, lãi 13 triệu đồng.

Theo ông Thanh, ngoài chi phí ban đầu đóng lồng bè tre và mua một số vật dụng khác để nuôi (từ 3-5 triệu đồng/lồng 60m2) thì từ khi thả giống đến khi thu hoạch, nuôi hàu không phải tốn tiền mua thức ăn.

Thức ăn của hàu là những thứ có sẵn trong nước, rong, tảo, mùn bã hữu cơ. Việc chăm sóc và kỹ thuật nuôi khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian; hàu hiếm khi bị bệnh... Đặc biệt, đầu ra của hàu không phải lo. “Đã có nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận đến đặt vấn đề bao tiêu đầu ra cho người nuôi hàu trong xã”- ông Thanh cho biết.

Ở khu vực phía trong cảng Sa Huỳnh luôn có độ sâu tối thiểu là 4m, đủ tiêu chuẩn để thả hàu, lại kín gió, độ mặn cao và nguồn nước lên xuống thường xuyên, tàu thuyền ít qua lại. Với quá nhiều ưu điểm như vậy nên so với nuôi một số loại tôm, cá khác thì nuôi hàu tại khu vực này thuận lợi hơn rất nhiều.

Hiện nay, với 5 lồng bè nuôi hàu, lợi nhuận thu về cho gia đình ông Thanh hàng chục triệu đồng/tháng. Hiện số lượng hộ tham gia nuôi hàu Thái Bình Dương và cả hàu tự nhiên ở khu vực cảng Sa Huỳnh đã tăng lên 35 hộ.

Điều đặc biệt khác là nuôi hàu còn giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái - một vấn đề khá nan giải tại các vùng cảng biển ở Quảng Ngãi.


Có thể bạn quan tâm

Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Theo Hướng Có Lợi, Đúng Thực Tế Điều Chỉnh Qui Hoạch Nuôi Tôm Theo Hướng Có Lợi, Đúng Thực Tế

Ngày 19-12-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo lần II để đánh giá đúng thực trạng và định hướng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn trong thời gian tới. Ông Lê Phong Hải - Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì.

25/12/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Có Tiềm Năng, Khó Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Có Tiềm Năng, Khó Phát Triển

Cùng với 121 hồ chứa thủy lợi và thủy điện, Quảng Ngãi còn có hệ thống sông suối dày đặc, rộng khắp nhưng hiệu suất sử dụng số diện tích mặt nước trên để nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện còn quá thấp…

03/12/2013
Chủ Động Bảo Vệ Thuỷ Sản Chủ Động Bảo Vệ Thuỷ Sản

Thực tế cho thấy, trong đợt rét đậm, rét hại của những năm trước, một số hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có kinh nghiệm chống rét hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có những hộ do chủ quan đã bị thiệt hại không nhỏ. Vì vậy, chống rét cho thuỷ sản cần được cơ quan chuyên môn và người dân quan tâm.

25/12/2013
Xây Xây "Nhà" Cho Các Loài Thủy Sinh

Sở KH-CN Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng chà - rạn nhân tạo tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam”. Dự kiến sẽ triển khai mô hình tại đông bắc đảo Hòn Dứa (vùng biển Bàn Than, Núi Thành) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi ven bờ.

03/12/2013
Nhân Rộng Loại Hình Tổ, Đội Tàu Cá Vươn Khơi Bám Biển Nhân Rộng Loại Hình Tổ, Đội Tàu Cá Vươn Khơi Bám Biển

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện nay cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội tàu cá với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia cùng vươn khơi bám biển.

25/12/2013