Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Hàu Ở Vùng Cảng Biển Sa Huỳnh, Kiếm Tiền Triệu

Nuôi Hàu Ở Vùng Cảng Biển Sa Huỳnh, Kiếm Tiền Triệu
Ngày đăng: 27/05/2014

Tại Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) đang có 35 hộ nuôi hàu. Bà con cho biết nuôi hàu không khó, tiêu thụ dễ, lợi nhuận khá...

Vào tháng 4.2013, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông huyện Đức Phổ, ông Văn Công Thanh (thôn Thạnh Đức 2) thả nuôi thí điểm 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, có trọng lượng bình quân 95 con/kg, trên lồng bè bằng tre có diện tích gần 60m2 ở khu vực phía nam chân cầu Thạnh Đức.

Nhờ áp dụng đúng quy trình đã được hướng dẫn, hàu của ông Thanh phát triển khá tốt, với tỷ lệ sống 60-70%. Sau 6 tháng nuôi, ông Thanh thu hoạch gần 700kg hàu thương phẩm. Với giá bán 32.000 đồng/kg, ông thu về 22 triệu đồng, lãi 13 triệu đồng.

Theo ông Thanh, ngoài chi phí ban đầu đóng lồng bè tre và mua một số vật dụng khác để nuôi (từ 3-5 triệu đồng/lồng 60m2) thì từ khi thả giống đến khi thu hoạch, nuôi hàu không phải tốn tiền mua thức ăn.

Thức ăn của hàu là những thứ có sẵn trong nước, rong, tảo, mùn bã hữu cơ. Việc chăm sóc và kỹ thuật nuôi khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian; hàu hiếm khi bị bệnh... Đặc biệt, đầu ra của hàu không phải lo. “Đã có nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận đến đặt vấn đề bao tiêu đầu ra cho người nuôi hàu trong xã”- ông Thanh cho biết.

Ở khu vực phía trong cảng Sa Huỳnh luôn có độ sâu tối thiểu là 4m, đủ tiêu chuẩn để thả hàu, lại kín gió, độ mặn cao và nguồn nước lên xuống thường xuyên, tàu thuyền ít qua lại. Với quá nhiều ưu điểm như vậy nên so với nuôi một số loại tôm, cá khác thì nuôi hàu tại khu vực này thuận lợi hơn rất nhiều.

Hiện nay, với 5 lồng bè nuôi hàu, lợi nhuận thu về cho gia đình ông Thanh hàng chục triệu đồng/tháng. Hiện số lượng hộ tham gia nuôi hàu Thái Bình Dương và cả hàu tự nhiên ở khu vực cảng Sa Huỳnh đã tăng lên 35 hộ.

Điều đặc biệt khác là nuôi hàu còn giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái - một vấn đề khá nan giải tại các vùng cảng biển ở Quảng Ngãi.


Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang Kêu Gọi Đầu Tư Vào 5 Dự Án Nông Nghiệp, Nông Thôn Tiền Giang Kêu Gọi Đầu Tư Vào 5 Dự Án Nông Nghiệp, Nông Thôn

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.

11/11/2014
Vực Dậy Vực Dậy "Vương Quốc Trái Cây" Chuyện Cũ Nhắc Lại

Tiền Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều lợi thế phát triển vùng cây ăn trái. Để tạo bước chuyển biến, tỉnh ta đã xác định 7 loại trái cây đặc sản cần khuyến khích đầu tư phát triển và đã hình thành các vùng chuyên canh như: Xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gò Công, khóm Tân Phước.

11/11/2014
Xuất Khẩu Tôm Sẽ Đem Về 3,8 Tỷ USD Xuất Khẩu Tôm Sẽ Đem Về 3,8 Tỷ USD

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): 9 tháng năm 2014, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,94 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ. Đến cuối năm, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt mức 3,8 tỷ USD.

11/11/2014
Đắk Nia Được Mùa Lúa Lai Vụ Hè Thu Đắk Nia Được Mùa Lúa Lai Vụ Hè Thu

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa, đồng bào dân tộc thiểu số của xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang khẩn trương bước vào mùa thu hoạch lúa lai. Vụ này, bà con ở đây đã chú trọng đưa vào gieo cấy các loại giống lúa lai nên đã đem lại năng suất cao và chất lượng gạo thơm, ngon.

11/11/2014
Trồng Khoai Lang Nhật Bản Từ Giống Nuôi Cấy Mô Ở Tuy Đức Đưa Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Khoai Lang Nhật Bản Từ Giống Nuôi Cấy Mô Ở Tuy Đức Đưa Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trao đổi về tình hình sản xuất khoai lang trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Tuy Đức cho biết: “Từ tháng 6/2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng vườn ươm giống khoai lang Nhật Bản bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích 2 ha. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi 1 ha cung cấp cây giống thế hệ F1 đủ trồng cho 30 ha.

11/11/2014