Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Hàu Ở Vùng Cảng Biển Sa Huỳnh, Kiếm Tiền Triệu

Nuôi Hàu Ở Vùng Cảng Biển Sa Huỳnh, Kiếm Tiền Triệu
Ngày đăng: 27/05/2014

Tại Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) đang có 35 hộ nuôi hàu. Bà con cho biết nuôi hàu không khó, tiêu thụ dễ, lợi nhuận khá...

Vào tháng 4.2013, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông huyện Đức Phổ, ông Văn Công Thanh (thôn Thạnh Đức 2) thả nuôi thí điểm 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, có trọng lượng bình quân 95 con/kg, trên lồng bè bằng tre có diện tích gần 60m2 ở khu vực phía nam chân cầu Thạnh Đức.

Nhờ áp dụng đúng quy trình đã được hướng dẫn, hàu của ông Thanh phát triển khá tốt, với tỷ lệ sống 60-70%. Sau 6 tháng nuôi, ông Thanh thu hoạch gần 700kg hàu thương phẩm. Với giá bán 32.000 đồng/kg, ông thu về 22 triệu đồng, lãi 13 triệu đồng.

Theo ông Thanh, ngoài chi phí ban đầu đóng lồng bè tre và mua một số vật dụng khác để nuôi (từ 3-5 triệu đồng/lồng 60m2) thì từ khi thả giống đến khi thu hoạch, nuôi hàu không phải tốn tiền mua thức ăn.

Thức ăn của hàu là những thứ có sẵn trong nước, rong, tảo, mùn bã hữu cơ. Việc chăm sóc và kỹ thuật nuôi khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian; hàu hiếm khi bị bệnh... Đặc biệt, đầu ra của hàu không phải lo. “Đã có nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn và các tỉnh thành lân cận đến đặt vấn đề bao tiêu đầu ra cho người nuôi hàu trong xã”- ông Thanh cho biết.

Ở khu vực phía trong cảng Sa Huỳnh luôn có độ sâu tối thiểu là 4m, đủ tiêu chuẩn để thả hàu, lại kín gió, độ mặn cao và nguồn nước lên xuống thường xuyên, tàu thuyền ít qua lại. Với quá nhiều ưu điểm như vậy nên so với nuôi một số loại tôm, cá khác thì nuôi hàu tại khu vực này thuận lợi hơn rất nhiều.

Hiện nay, với 5 lồng bè nuôi hàu, lợi nhuận thu về cho gia đình ông Thanh hàng chục triệu đồng/tháng. Hiện số lượng hộ tham gia nuôi hàu Thái Bình Dương và cả hàu tự nhiên ở khu vực cảng Sa Huỳnh đã tăng lên 35 hộ.

Điều đặc biệt khác là nuôi hàu còn giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái - một vấn đề khá nan giải tại các vùng cảng biển ở Quảng Ngãi.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Phú Yên có mạng lưới sông suối với mật độ trung bình 0,5km/km2, với tổng chiều dài các sông là 2.600 km. Diện tích mặt nước ngọt trung bình khoảng 10.000 ha. Tuy có diện tích mặt nước ngọt tương đối lớn nhưng việc phát triển nuôi thủy sản nước ngọt ở Phú Yên thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng.

16/12/2013
Làng Hoa Tất Bật Trồng... Rau Làng Hoa Tất Bật Trồng... Rau

Không thể khôi phục lại hoa để phục vụ Tết, bà con nông dân ở làng hoa Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) chuyển sang trồng rau màu để chuẩn bị phục vụ Tết và tạo nguồn thu nhập.

07/01/2014
Phát Triển Thủy Sản Trên Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La Phát Triển Thủy Sản Trên Lòng Hồ Thủy Điện Sơn La

Thực hiện Dự án tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng.

16/12/2013
Trên 45.000ha Lúa Mùa Áp Dụng Chương Trình “3 Giảm, 3 Tăng Trên 45.000ha Lúa Mùa Áp Dụng Chương Trình “3 Giảm, 3 Tăng"

Theo Sở NN&PTNT, trà lúa mùa có trên 45.000ha áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”. Đồng thời có 50.000ha lúa xuống giống né rầy.

07/01/2014
Ðiêu Đứng Vì Tiêu Ðiêu Đứng Vì Tiêu

Ðứng trước vườn tiêu trơ trụi của gia đình, ông Phạm Văn Luyến (thôn Xuân Thượng, xã Ðạ Pal) đau xót: “Nhà tôi có 1.800 trụ tiêu, thì nay đã chết 1.200 trụ. Những trụ còn lại đang có hiện tượng lá chuyển vàng và chết dần từng nhánh”.

07/01/2014