Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Nuôi Giữ Tôm Càng Xanh Qua Đông

Nuôi Giữ Tôm Càng Xanh Qua Đông
Ngày đăng: 06/07/2013

Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 23 C, thích hợp nhất là 28 – 31 C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 40 C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch).

Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường kéo dài 4 – 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp không những ảnh hưởng lớn đến những loài cá chịu lạnh kém (cá rô phi, cá chim trắng) mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh. Những năm gần đây, nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 100C đã gây thiệt hại lớn đến nguồn tôm bố mẹ cũng như sản lượng tôm thương phẩm, làm ảnh hưởng đến kế hoạch SX năm sau.

Để nuôi giữ tôm càng xanh qua đông, một số cơ sở SX ở miền Bắc đã đầu tư nhiều cho công trình trú đông phục vụ cho tôm càng xanh.

1. Nuôi tôm càng xanh qua đông trong ao

Dùng ao sâu từ 2 –3m nước, nơi khuất gió, trên mặt ao thả bèo với diện tích chiếm 1/2 – 1/3 mặt nước ao hoặc trong ao thả nhiều gốc cây, các bó chà cho tôm trú ẩn. Có một số nơi đã dùng thùng phi chứa bếp than tổ ong thả xuống nước để nhiệt độ tỏa ra từ bếp làm nóng nước, tạo nhiệt độ thích hợp cho tôm. Trong quá trình nuôi tôm qua đông cần dùng thức ăn công nghiệp, cho tôm ăn vào ngày nắng ấm, khẩu phần ăn thức ăn chiếm 1 – 2% khối lượng tôm nuôi. Nuôi theo cách này tôm có thể đạt tỷ lệ sống 50% – 60%.

2. Nuôi tôm qua đông trong lồng

Thả lồng nuôi tôm ở những hồ chứa sâu 2 –3m nước, mật độ tôm nuôi từ 100 – 200 con/m3 lồng ngập nước. Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp hàm lượng đạt 30%, khẩu phần thức ăn chiếm 2 – 3%, khối lượng tôm nuôi. Nuôi theo cách này tốc độ sinh trưởng của tôm tuy chậm nhưng tỷ lệ sống cao, đạt 70 – 80%.

3. Nuôi tôm ở vùng nước khoáng ấm

Một số nơi như huyện Kim Bôi (Hòa Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Tiền Hải (Thái Bình), Bắc Quang (Hà Giang), Sơn La, Bắc Cạn... có thể dùng nước khoáng ấm để nuôi tôm qua đông. Nuôi trong ao hoặc bể, song nguồn nước phải đảm bảo sạch, không ô nhiễm, các yếu tố môi trường phải đảm bảo pH=6–8, ôxy hòa tan>3mg/l, độ cứng 20mg/l, sắt 0,2mg/l. Nuôi theo cách này tỷ lệ tôm sống đạt 90 – 95%.

4. Nuôi tôm qua đông trong nhà ấm

Có thể xây các bể nuôi tôm trong nhà kín gió, có mái che, có đủ ánh sáng và có lò hơi đun bằng than hoặc đặt máy nâng nhiệt độ để điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, nuôi theo cách này phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ chi phí cao.

Nuôi tôm càng xanh qua đông dù bằng cách nào, song cũng phải đặt máy quạt nước hoặc máy sục khí trong ao hoặc bể đẻ cung cấp ôxy cho tôm. Những năm gần đây, việc sinh sản nhân tạo tôm càng xanh đã phát triển nuôi rộng ở các tỉnh phía Bắc, do đó cần quan tâm nuôi giữ tôm qua đông để chủ động được nguồn tôm giống cung cấp cho người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Bước Đột Phá Từ Nuôi Tôm Công Nghiệp Tạo Bước Đột Phá Từ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Những năm qua, kinh tế thủy sản Cà Mau có bước tiến đáng phấn khởi, bước đầu đã thoát khỏi tập quán sản xuất lạc hậu. Tuy nhiên, để tăng tốc hơn nữa, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD vào năm 2015

04/03/2011
Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa

Thức ăn, phương pháp cho ăn: kiểm tra tôm sử dụng thức ăn và trọng lượng tôm hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn, tiến hành như nuôi tôm trong ao. Khẩu phần cho ăn chỉ cần 3% trọng lượng cơ thể sau một tháng đối với tôm giống tự nhiên và sau 4 tháng đối với tôm bột vì trong ruộng có nhiều thức ăn tự nhiên, mật độ thả thấp. Thức ăn nên rãi nhiều điểm xung quanh mương hay trong sàng ăn đặt trong ao.

13/02/2012
Bệnh Đốm Nâu Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Đốm Nâu Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh đốm nâu là bệnh của tôm càng xanh, xuất hiện quanh năm và tấn công vào tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.

13/02/2012
Nghiên Cứu Sản Xuất Tôm Càng Xanh Toàn Đực Nghiên Cứu Sản Xuất Tôm Càng Xanh Toàn Đực

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.

13/12/2011
Kinh Nghiệm Ương Giống Tôm Của Trung Tâm Giống An Giang Kinh Nghiệm Ương Giống Tôm Của Trung Tâm Giống An Giang

Theo kế hoạch năm 2005, tỉnh AG sẽ thả nuôi 870 ha tôm càng xanh. Ðến nay các địa phương như huyện Châu Phú, Châu Thành, huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên đã thả nuôi trên diện tích gần 200 ha, đạt trên 20% so với kế hoạch tập trung chủ yếu là mô hình nuôi tôm chân ruộng. Về con giống tỉnh An Giang có Trung tâm giống Thuỷ sản tỉnh, trại giống Mỹ Châu, trại giống huyện Thoại Sơn và khoảng 20 trại ương giống khác của các trang trại tư nhân sẽ cung ứng gần 50 triệu con tôm giống.

13/02/2012