Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Thương Phẩm Ở Quảng Tâm

Nuôi Gà Thương Phẩm Ở Quảng Tâm
Ngày đăng: 30/10/2014

Đầu năm 2014, gia đình chị Đàm Thị Nguyệt ở thôn 5, xã Quảng Tâm (Tuy Đức) được Hội Phụ nữ xã chọn để xây dựng mô hình điểm nuôi gà J-Dabaco.

Theo đó, gia đình chị được hỗ trợ 50 con gà giống đã tiêm vắc xin phòng bệnh và 50% thức ăn tinh, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 2 kg trở lên.

Theo tính toán của chị Nguyệt thì bán sỉ với giá 80.000 đồng/kg, còn bán lẻ 100.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi từ 80.000 - 100.000 đồng/con. Thấy việc chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chị Nguyệt mạnh dạn nhân rộng đàn gà theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau lứa nuôi theo mô hình, đến nay, chị đã nuôi được thêm 2 lứa nữa với tổng đàn 850.000 con, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng.

Chị Nguyệt cho biết: “Hiện tại, tôi đang áp dụng phương pháp nuôi thả vườn. Cách nuôi này ít tốn kém kinh phí đầu tư chuồng trại, khả năng kháng bệnh cao. Trong quá trình nuôi, gia đình đã chú trọng vệ sinh chuồng và cho gà uống nước sạch, phòng bệnh đầy đủ. Bên cạnh đó, ngoài nguồn thức ăn từ cám công nghiệp thì tôi còn tận dụng nguồn thức ăn có sẵn như bắp, lúa, khoai... nên gà tăng trọng nhanh, thịt chắc và ngon không thua kém gà ta thả vườn”.

Còn chị Âu Thị Tươi ở thôn 4, một trong những hộ nghèo của xã, sau khi tham quan mô hình chăn nuôi gà của gia đình chị Nguyệt, tháng 9/2014 đã vay 13 triệu đồng từ nguồn vốn Dự án 3EM để làm chuồng và mua 500 con gà giống chăn nuôi.

Chị Tươi cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi nuôi gà với số lượng nhiều nhưng cũng đã được Hội Phụ nữ xã tập huấn và học hỏi kinh nghiệm từ thực tế từ các chị đã nuôi gà thành công nên yên tâm nuôi. Chỉ sau 50 ngày chăm sóc nhưng đến nay, đàn gà của gia đình đang phát triển khá tốt, mỗi con đạt  trên 1 kg. Tôi hy vọng, chăn nuôi gà sẽ giúp gia đình thoát được nghèo và vươn lên”.

Chị Thị Py Ôn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quảng Tâm cho biết: “Thời gian qua, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên các hộ dân trên địa bàn chỉ nuôi nhỏ lẻ với mục đích tự cung tự cấp, phục vụ cải thiện bữa ăn của gia đình.

Để khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, Hội đã tạo điều kiện cho các chị em có điều kiện kinh tế khó khăn được tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, xã có 5 hộ đã chăn nuôi gà tập trung, quy mô mỗi lứa từ 300-500 con và nhiều hộ đang có hướng mở rộng quy mô”.

Hiện nay, các hộ đang sử dụng 2 phương pháp đó là nuôi nhốt tại chuồng, sử dụng hoàn toàn thức ăn do người chăn nuôi cung cấp và có sân chơi giáp với chuồng và thả vườn. Chăn nuôi gà thương phẩm được triển khai tại xã Quảng Tâm đang mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta Một số ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta

Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

05/06/2015
Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

05/06/2015
Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

05/06/2015
Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

05/06/2015
Một ngày ra biển của ngư dân Một ngày ra biển của ngư dân

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

05/06/2015