Nuôi gà thành tỷ phú
Xuất ngũ năm 1982, cựu chiến binh Nguyễn Quang Minh trở về quê hương với quyết tâm làm giàu từ nghề nông. Sau những năm làm thuê, làm mướn vất vả, ông Minh đã kiên trì khai hoang đất trồng điều. Từ 2 ha đất ban đầu, sau đó ông chuyển dần sang trồng cao su vì thấy có hiệu quả kinh tế hơn.
Năm 1990, diện tích cao su của gia đình đã lên tới 20 ha. Nhờ được sự hỗ trợ của ngành chức năng và địa phương nên việc trồng cao su của ông diễn ra rất thuận lợi.
Những năm trước, giá mủ cao su ổn định, hàng năm trang trại của ông đem lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng. Sau khi ổn định với vườn cao su, gia đình ông quyết định đầu tư nuôi gà trại lạnh để tăng thêm thu nhập. Nhận thấy nuôi gà công nghiệp không chiếm nhiều diện tích; bên cạnh đó, ngoài giá trị về kinh tế, trại gà còn cung cấp lượng phân hữu cơ ổn định để bón cho vườn cao su, nên từ năm 2010 ông Minh xây trại gà và hợp đồng nuôi gia công.
Theo hợp đồng, nông dân đầu tư chuồng trại, điện, nước và công chăm sóc; công ty giao gà con, thức ăn và cung cấp thuốc thú y; đến khi xuất chuồng, công ty thu lại gà thương phẩm, đồng thời thanh toán tiền công nuôi cho nông dân. Thu nhập của nông dân cao hay thấp tùy thuộc vào kết quả chăn nuôi.
Với mô hình chăn nuôi khép kín và tự động, trang trại nuôi gà của gia đình ông được gắn hệ thống máy lạnh làm mát, các trại gà lạnh đều không có mùi hôi.
Mỗi trại gà được xây dựng kiên cố bằng khung thép, bê tông; cửa ra vào nhà lạnh có các thiết bị cảm ứng tự động điều chỉnh nhiệt độ, bảo đảm luôn duy trì nhiệt độ khoảng 22 - 240C…
Theo ông Minh, việc nuôi gà trại lạnh theo hình thức gia công chi phí ban đầu bỏ ra là khá cao. Tuy nhiên, mô hình này lại tạo ra được môi trường chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh do chuồng trại được cách ly tốt với môi trường tự nhiên bên ngoài; mặt khác, các công ty chăn nuôi bảo đảm bao tiêu gà thương phẩm với giá ổn định theo thị trường.
Đối với gia đình ông, nhờ đầu tư chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật nên hầu như lứa gà nào cũng đạt và vượt chỉ tiêu tăng trọng bình quân. Từ 1 trại lạnh ban đầu 16.000 con, đến nay gia đình ông đã phát triển lên 4 trại với 64.000 con gà. Hàng năm ông xuất trại được 4 đợt, đem lại nguồn thu hơn 3,2 tỷ đồng.
Ông Minh còn đầu tư nuôi 50 con trăn giống để tận dụng số gà thải làm thức ăn cho trăn. Ông Minh cho biết, trăn rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, giá tiêu thụ lại ổn định nên dễ có lời. Mỗi năm, nghề nuôi trăn đem lại nguồn thu nhập cho gia đình ông thêm hàng chục triệu đồng. Không dừng lại ở đó, năm 2012, gia đình ông đầu tư xây dựng thêm trại nuôi bò sữa với quy mô 40 con. Tận dụng diện tích vườn ông trồng thêm 1 ha cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn. Hiện nay, đàn bò của gia đình ông có 10 con đang cho từ 100 - 150kg sữa/ngày; nguồn sữa được một công ty trên địa bàn thu mua với giá 13.000 đồng/kg.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò sữa, ông Minh cho biết, khi nuôi bò sữa cần chọn con giống tốt và tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh cũng như thời gian cho ăn hàng ngày. Bò sữa sau khi nuôi 2 năm bắt đầu cho khai thác sữa. Trong thời gian thu hoạch sữa phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bò.
Ngoài ra, trang trại tổng hợp của gia đình ông Minh còn tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động với mức lương trung bình 3,5 triệu đồng/người/ tháng. Ông Minh còn tích cực giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương và ủng hộ các công trình giao thông nông thôn.
Với những nỗ lực trong lao động sản xuất, tinh thần cần cù, tiết kiệm, ông Minh xứng đáng là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương nhiều năm liền. Ông còn là 1 trong 10 tấm gương điển hình trong phong trào sản xuất chăn nuôi giỏi của Hội Nông dân tỉnh và được vinh danh tại hội nghị điển hình nhân dịp kỷ niệm 40
Có thể bạn quan tâm

Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có trên 3.800 ha vườn cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening), tăng khoảng 470 ha so với cách nay 10 ngày, tỷ lệ ảnh hưởng từ 30 - 70%. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cây cam sành ở thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành.

Số gạo này đã cập cảng Container Quốc tế Manila từ Bangkok vào hôm 2/6/2014 song không có giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cấp. Số gạo có giá trị khoảng 50 triệu Peso (1,12 triệu USD), được đóng trong 25.000 túi loại 50kg/túi.

Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết, nông sản sẽ là một trong những mặt hàng được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, còn nhiều rào cản cần vượt qua .

Thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản đạt được những thành tựu nổi bật, được thế giới biết đến. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đang đứng trước những thách thức. Do đó, đến lúc cần xác định những vấn đề trọng tâm để phát triển bền vững “tam nông” theo hướng đầu tư đúng mức và dài hạn.