Nuôi Gà Nòi Lai Theo Mô Hình Sinh Học

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Kiên Giang vừa phối hợp với các tổ kinh tế kỹ thuật và nông dân xây dựng mô hình nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học với tổng số 3.000 con.
Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5.2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.
Theo kỹ sư Lê Thị Lượt - Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm KNKN Kiên Giang - các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp giai đoạn đầu (nuôi trong chuồng), sau chuyển ra thả vườn và cho ăn kết hợp với lúa.
Quá trình nuôi, đến nay chưa xảy ra dịch bệnh do thực hiện đúng quy trình, tiêm phòng theo lịch hướng dẫn. Kết quả ở một số điểm nuôi ban đầu cho thấy, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 96%, khi xuất chuồng (2,5 - 3 tháng tuổi) đạt bình quần 1,4 - 1,5kg/con. Ứớc tính sau khi trừ chi phí, mỗi hộ nuôi lãi 3,2 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Thơm - ngụ ấp Xẻo Rô, xã Hưng Yên, huyện An Biên - cho biết, bước đầu cho thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, thích ứng với môi trường. Đàn gà thả nuôi đợt đầu (200 con), gia đình đã thu về gần 6 triệu đồng tiền lãi. Nhận thấy nuôi gà nòi lai theo hướng an toàn sinh học dễ nuôi, hiệu quả kinh tế khá cao, nhiều nông dân tiếp tục nuôi đợt hai với số lượng gấp nhiều lần đợt nuôi đầu.
Theo kỹ sư Lê Thị Lượt, mô hình này sử dụng chế phẩm Balasa trong xử lý môi trường. Nuôi bình thường như mọi khi, nếu không sử dụng chế phẩm này, người nuôi phải thay đệm lót trong vòng từ 2 - 3 tuần vì chuồng sẽ bốc mùi hôi khó chịu. Khi sử dụng Balasa trong đệm lót, gần 3 tháng vẫn không cần phải thay đệm lót, nhưng không hề thấy mùi hôi. Sử dụng Balasa còn giảm được chi phí vì không cần phải thay đệm lót thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người dân ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) phản ánh về việc, trước đây họ ký kết hợp đồng với Công ty CP Tín Đạt Thành, có trụ sở tại TP Đông Hà trồng giống ngô Sugar 75 (người dân gọi là "ngô ngọt") sẽ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.