Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà J-DABACO hàng hóa

Nuôi gà J-DABACO hàng hóa
Ngày đăng: 16/05/2015

Năm 2014, UBND huyện Nam Sách (Hải Dương) chủ trì thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà J-DABACO theo hướng hàng hóa” nhằm khai thác tối đa điều kiện về đất đai, lao động, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Trước đó, năm 2012 huyện Nam Sách đã xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn J-DABACO ở 12 xã với quy mô 200 con/hộ cho kết quả khả quan.

Gà có ngoại hình đẹp, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, trọng lượng trung bình trên 3 tháng tuổi đạt 2,3 kg, giá bán cao hơn gà lông màu nuôi tại địa phương từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cho thu nhập 5,5 triệu đồng/100 con.

Để triển khai chương trình, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà J-DABACO ở các xã Nam Tân, Hiệp Cát cho 150 lượt người tham dự.

Qua các buổi tập huấn các hộ chăn nuôi đã nắm rõ được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh cho gà. Tập huấn còn nâng cao nhận thức về hiệu quả của chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhằm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào SX góp phần hoàn thiện một số tiêu chí trong xây dựng NTM.

Đề tài đã xây dựng mô hình SX tập trung 2 đợt tại các xã Nam Tân, Hiệp Cát với 2 phương thức/xã. Đợt 1 nuôi nhốt tổng số 300 con/xã ở 6 hộ; nuôi bán chăn thả 1.000 con/xã ở 2 hộ. Đợt 2 nuôi nhốt 2.500/con/xã ở 5 hộ, nuôi bán chăn thả 3.200 con ở 3 hộ tại xã Nam Tân và 3.000 con ở 3 hộ tại xã Hiệp Cát.

Tổng số nuôi nhốt là 11.000 con và nuôi bán chăn thả 8.200 con. Tỷ lệ sống của gà J-DABACO đạt cao cả ở hai phương thức nuôi (nuôi nhốt đạt từ 96,6 - 98,6%; nuôi bán chăn thả từ 96,4% - 97,8%). Trong đó tỷ lệ sống gà ở phương thức nuôi nhốt cao hơn phương thức bán chăn thả khoảng 0,2 - 0,7%. Trong cùng điều kiện nuôi, tỷ lệ sống ở gà J-DABACO cao hơn gà Mía từ 0,2 - 0,8%. Gà chết tập trung vào tuần tuổi thứ 1 theo quy luật cho phép 5 - 7%.

Khối lượng cơ thể của gà J- DABACO đợt 2 phương thức nuôi nhốt đạt 2,33 - 2,37 kg (đợt 1 đạt 2,32 kg), phương thức nuôi bán chăn thả đợt 2 đạt 2,26 - 2,30 kg (đợt 1 đạt 2,22 - 2,29 kg). Như vậy khối lượng cơ thể ở phương thức nuôi nhốt cao hơn so với nuôi bán chăn thả.

Khi nuôi gà đợt 1 nhiệt độ môi trường thấp nên gà chậm lớn. Nhưng khi nuôi gà đợt 2, thời tiết ấm áp, nhiệt độ trung bình 4 tháng (8 - 12/2014) là 27,5 độ C thuận lợi cho đàn gà sinh trưởng, phát triển.

Khối lượng cơ thể của gà J-DABACO qua 2 đợt nuôi ở phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả thấp hơn không đáng kể so với giống gà Mía lai. Mô hình nuôi bán chăn thả tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn mô hình nuôi nhốt từ 0,01 - 0,06 kg.

Các hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả từ tuần thứ 4 sử dụng thức ăn là cám công nghiệp kết hợp thả gà ra vườn để gà tự kiếm thêm thức ăn và sử dụng thêm các phế phụ phẩm nông nghiệp. Do đó, hệ số tiêu tốn thức ăn phương thức bán chăn thả thấp hơn mô hình nuôi nhốt.

Đợt 2 xã Hiệp Cát nuôi theo phương thức chăn thả, hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 2,84 kg, thấp hơn xã Nam Tân 0,04 kg do các hộ xã Hiệp Cát sử dụng kết hợp nhiều phế phẩm phụ nông nghiệp hơn so với xã Nam Tân. Sau 15 tuần tuổi hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà J-DABACO đạt từ 2,84 - 2,92 kg thấp hơn giống gà Mía nuôi tại địa phương từ 0,05 - 0,06 kg.

Gà ở mô hình nuôi nhốt có trọng lượng cao hơn mô hình nuôi bán chăn thả nhưng tiêu tốn chi phí thức ăn cao hơn do gà ăn thêm nhiều thức ăn từ sản phẩm phụ nông nghiệp, giá bán thấp hơn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn mô hình nuôi bán chăn thả.

Gà J-DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, hiệu quả kinh tế cho thu nhập trung bình/100 con từ 5,3 - 9,8 triệu đồng, tùy theo từng phương thức nuôi. Gà J-DABACO có phẩm chất thịt thơm ngon như gà ta, có ngoại hình đẹp, lông đỏ màu mận chín, chân nhỏ vàng, kháng bệnh tốt, giá bán gà thịt cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Đây là mô hình có sự liên kết của 3 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông) rất chặt chẽ và hiệu quả. Giải quyết lao động nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, phát triển đa dạng các giống gà thịt có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, tạo thêm sản phẩm mới nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng của thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi gia cầm.

Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết của người nông dân về quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho gà J-DABACO đảm bảo quá trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Để nuôi giống gà J-DABACO theo hướng hàng hóa đạt hiệu quả tối ưu nhất các hộ chăn nuôi có điều kiện chuồng trại, vườn cây rộng nên nuôi theo phương thức nuôi bán chăn thả, những hộ khác nên nuôi theo phương thức nuôi nhốt.

Trong quá trình chăn nuôi các hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu chuẩn bị chuồng trại, chăm sóc và phòng bệnh cho đàn gà.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi Gà Ở Thái Nguyên Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi Gà Ở Thái Nguyên

Dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được triển khai thử nghiệm tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thời gian vừa qua đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi…

21/12/2012
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Bác Ái (Ninh Thuận) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Bác Ái (Ninh Thuận)

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nuôi heo siêu nạc.

21/12/2012
Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.

03/01/2013
Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận Quản Lý Nghề Bẫy Tôm Hùm Con Ở Bình Thuận

Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.

04/01/2013
Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Hợp Tác Mới Về Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.

05/01/2013