Nuôi Gà Đông Tảo, Thu Nhập Cao

Ông Nguyễn Thanh Hải ở ấp Hòa Lợi, xã Lương Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) nuôi giống gà Đông Tảo hơn hai năm nay, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ bán gà giống và 100 triệu đồng từ gà thịt.
Trước đây, người con của ông Hải (sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh) nghe giống gà Đông Tảo quí hiếm, chất lượng thịt thơm ngon và bổ dưỡng nên xin giấy phép kiểm dịch động vật của cơ quan thú y thành phố mua đem về nuôi thử khoảng 10 con. Với lượng con giống trên, ông Hải nhen ra được 40 con gà mái giống để đẻ lấy trứng, cho ấp để nở bán gà giống con và nuôi một số gà thịt bán cho các nhà hàng ở TP. Hồ Chí Minh.
Theo ông Hải, gà Đông Tảo nuôi trong vòng 8 - 10 tháng là bắt đầu đẻ trứng, mỗi đợt đẻ khoảng 25 - 27 trứng, sau đó ngưng trong vòng 1 tuần lễ sau mới đẻ tiếp. Bình quân mỗi năm ông Hải xuất bán trên 2.000 gà con giống ba ngày tuổi, giá 100 ngàn đồng/1 con (nếu gà nuôi 4 tuần tuổi, bán 200 ngàn đồng/con), còn gà mái giống chuẩn bị rớt hột bán khoảng 2,5 triệu đồng/con và bán 70 - 80 con gà thịt. Gà nuôi trong vòng 6 tháng đạt trọng lượng 4 - 5kg, ông Hải xuất bán cho các nhà hàng giá 400 ngàn đồng/kg (bạn hàng thu mua tại nhà giá 250 ngàn đồng/kg).
Hiện nay, ngoài việc nuôi giống gà Đông Tảo, ông Hải còn kết hợp nuôi trên 180 cặp bồ câu giống, mỗi năm thu về trên 50 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.

Trong những ngày này, không khí lao động sản xuất vụ Đông của bà con nông dân huyện Vị Xuyên diễn ra hết sức sôi động. Trên khắp các cánh đồng vụ Đông, nông dân hăng hái làm đất, gieo cấy các loại cây trồng phù hợp và kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.

Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.

Chúng tôi về Lâm Thao khi thời vụ trồng ngô đông đã kết thúc, lác đác trên các cánh đồng chỉ còn những nông dân đang làm đất gieo vãi rau, đậu… Nhìn những cánh đồng vẫn trơ gốc rạ, cho thấy thêm một vụ đông khó đạt kế hoạch về diện tích. Đây đang là thực trạng của sản xuất vụ đông nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh.