Nuôi Gà Chuồng Lạnh Lãi Cao

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh đang phát triển mạnh tại xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dù số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng mô hình này đã mang lại lợi nhuận cao và tạo sự yên tâm cho người nuôi, giúp họ vươn lên làm giàu.
Nói đến việc nuôi gà theo mô hình chuồng lạnh tại xã Long Nguyên không thể không nhắc đến ông Lê Thành Nguyên bởi ông là người đi đầu trong trong việc áp dụng mô hình chăn nuôi này tại xã.
Ông Nguyên cho biết, năm 2006 gia đình ông chuyển từ mô hình nuôi gà hở sang nuôi gà phòng lạnh. Thực hiện theo mô hình này, ông đã xây dựng trại theo kiểu khép kín như nhà máy sản xuất với chiều dài khoảng 100m và rộng 30m. Trại được xây kiên cố bằng bêtông, khung thép.
Bên trong có hệ thống máy lạnh làm mát không khí, hệ thống cho ăn, nước uống tự động, máy phát điện dự phòng. Ngoài ra bên trong trại còn được ngăn thành nhiều ô để tách đàn gà cũng như tạo không gian thoải mái cho các lứa gà khác nhau và một trại có thể nuôi được đến 12.000 con gà.
“Mô hình nuôi gà này kinh phí ban đầu bỏ ra cao, khoảng 1 tỷ đồng/trại nhưng người nuôi rất yên tâm. Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều được khép kín nên việc chăm sóc gà rất đơn giản, gà nuôi không sợ bệnh tật mà lại phát triển nhanh. Nuôi khoảng 45 ngày thì trọng lượng gà đạt khoảng từ 2,8 – 3kg và có thể xuất chuồng được”- ông Nguyên nói. Cũng theo ông, với mô hình này 1 năm nhà ông xuất được 4 lứa gà, với lợi nhuận trên 70 triệu đồng/lứa. Bên cạnh đó ông còn thu được hàng chục triệu đồng từ tiền bán phân gà.
Nhận thấy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông Nguyên đã mở rộng thêm chuồng trại để tăng số lượng đàn gà. Đến nay ông đã có 3 trại gà nuôi theo kiểu chuồng lạnh với lợi nhuận mỗi năm thu được lên đến cả tỷ đồng.
Nhiều hộ dân trong xã Long Nguyên thấy hiệu quả từ mô hình nuôi gà của ông Nguyên nên cũng đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà chuồng lạnh và hình thành nên vùng nuôi gà chuồng lạnh có quy mô lớn tại Bình Dương.
Ông Nguyễn Văn Sáu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Nguyên cho biết hiện nay cả xã có 53 trại gà chuồng lạnh với gần 40 hộ nuôi. Trong đó có nhiều hộ nuôi với quy mô lớn lên đến 5 trại gà.
Nói về hiệu quả từ mô hình này, ông Sáu cho biết ngoài hiệu quả kinh tế, nuôi gà chuồng lạnh giảm thiểu rất nhiều nguy cơ dịch bệnh do vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo nên rất ít xuất hiện dịch bệnh, giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó nuôi gà phòng lạnh còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức cho người nuôi. Do có hệ thống cho ăn tự động nên mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc hàng ngày.
Riêng về đầu ra sản phẩm, hiện nay nhiều hộ dân nuôi gà chuồng lạnh đã liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam để bao tiêu đầu ra. Công ty này còn hỗ trợ cung cấp giống, thức ăn cũng như hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho các trại gà. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi khác cũng đã tìm được các đối tác để tiêu thụ nên không sợ thiếu đầu ra khi gà đến giai đoạn xuất chuồng.
Với mô hình này, mỗi năm gia đình ông Nguyên xuất được 4 lứa gà, với lợi nhuận trên 70 triệu đồng/lứa.
Có thể bạn quan tâm

Về Tân Khánh những ngày này, chúng tôi được hòa cùng không khí nhộn nhịp của những người chăn nuôi, từ việc cung ứng cám, thuốc thú y, chăm sóc cho đàn gà, rồi cảnh tập nập xe tải đến thu mua. Dọc trục đường từ xóm Hoàng Mai, qua Na Ri, xóm Tranh, Kê…trên những quả đồi bát úp là thấp thoáng chuồng trại lợp proximăng để che mưa nắng cho gà. Những con gà ri sắp đến ngày được xuất bán, lông vàng tươi, mượt mà chỉ nhìn thôi cũng đủ thích mắt.

Người xưa có câu “Giàu nuôi chó, khó nuôi dê”, ý nói nuôi dê rất dễ, không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi mà không tốn thực phẩm. Với giá bán cao, dê hiện là gia súc được nhiều hộ nông dân nuôi để “xóa đói, giảm nghèo”.

Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.

Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.