Nuôi Gà Chọi Lai Diện Tích Nhỏ, Thu Nhập Lớn

Từ 5 hộ thí điểm nuôi gà chọi lai cho hiệu quả cao ở ấp Trùm Thuật A và Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, qua 1 năm mô hình này đã nhân rộng trên 30 hộ nuôi.
Tham gia nuôi gà chọi từ khi mô hình của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư được triển khai, chị Võ Kiều Hân, ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, đã thành công trên diện tích 15 m2. Chị Hân phấn khởi: “Chỉ với 15 m2, gia đình nuôi 100 con theo hình thức thả nối vụ, gà lớn rất nhanh”.
Chị Võ Hồng Tươi, ấp Trùm Thuật A nuôi số lượng 80 con gà chọi lai chỉ trên diện tích 4 m2, nhưng gà vẫn lớn với tốc độ nhanh và tỷ lệ sống đạt 100%.
Chị Tươi cho biết: “Lúc đầu thấy anh em nuôi trên diện tích chỉ vài mét vuông mà gà vẫn lớn nhanh, khi áp dụng nuôi được gần 2 tháng, tôi nhận thấy 4 m2 vẫn nuôi được. Nhiều người dân trong xóm thấy hiệu quả nên chuẩn bị làm theo”.
Gà chọi lai có thể sống ở mật độ dày, nếu người nuôi tiêm phòng đúng thời gian và liều lượng thì gà sinh trưởng và phát triển an toàn đến thu hoạch.
Cán bộ thú y xã, đồng thời là Bí thư Chi bộ ấp Trùm Thuật B Võ Việt Anh cho biết: “Qua 1 năm nuôi thí điểm trên diện tích nhỏ, gà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt là do sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Với mô hình này, nhiều hộ ít đất và chí thú làm ăn đang chuẩn bị làm theo để tăng thu nhập cho gia đình”.
Nếu so sánh thu nhập của các đối tượng trên cùng mật độ, diện tích thì thu nhập từ mô hình gà chọi lai mang lại là khá cao. Chị Võ Hồng Tươi nhận định: “Chỉ 1 tháng 25 ngày mà gà đạt trọng lượng trung bình 1,4 kg/con.
Hiện đầu ra đã có, thương lái đến mua tại nhà với giá khoảng 75.000-80.000 đồng/kg, còn đem bán chợ thì được 85.000 đồng/kg. Nếu bán hết số lượng gà hiện có, trừ chi phí, tôi còn lãi trên 4 triệu đồng”.
Trung bình 1 m2 chỉ sau trên dưới 2 tháng cho lợi nhuận trên 1 triệu đồng. Thu nhập như thế là quá cao. Nếu tính nguồn thu từ 30 hộ thực hiện mô hình hiện tại thì mỗi mét vuông thu về trên 5 triệu đồng/4 vụ nuôi.
Để giảm chi phí thức ăn, nhiều hộ nuôi gà chọi lai thực hiện cách ủ men cho gà ăn. Anh Võ Việt Anh chia sẻ: “Từ 7 kg cám gạo, 3 kg thức ăn, 10 lít nước sạch, 100 gram men vi sinh, ủ trong 24 giờ có thể cho gà ăn được. Thực hiện theo cách này từ 8 bao thức ăn/100 con gà giảm còn 5 bao thức ăn đến khi xuất bán, nhưng thời gian nuôi dài hơn 10 ngày so với cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp”.
Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi còn đón thời điểm các ghe biển cặp bến, mang gà ra chợ bán sẽ có giá cao hơn. Vào thời điểm dịch cúm gia cầm, giá gà giảm nhưng người nuôi gà chọi lai vẫn có lãi. Mô hình này càng khẳng định hiệu quả, cho thu nhập cao, dễ thực hiện. Ngoài 30 hộ đang nuôi và duy trì, có trên 30 hộ trong toàn xã đang chuẩn bị thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Hồ Minh Chiến cho biết: “Trước đây, nhiều mô hình được triển khai, có hộ không làm được, hộ làm được nhưng không cho hiệu quả ổn định như mô hình này.
Xã đang tranh thủ các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cho hộ nghèo, chỉ đạo hội nông dân, phụ nữ tận dụng vốn nhàn rỗi của hội để hướng dẫn hội viên thực hiện và nhân rộng, đặc biệt khuyến khích hộ ít đất, hộ nghèo chí thú làm ăn thực hiện mô hình này”.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.

Lái Thiêu (TX.Thuận An) từng được biết đến là một địa danh nổi tiếng về cây trái, du lịch sinh thái. Có thể nói, hầu hết du khách đến đây đều muốn một lần được thưởng thức các loại trái cây chính gốc, với hương vị đặc trưng, trong một không gian du lịch sinh thái rất riêng của vùng đất này.