Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao

Nuôi gà thả vườn, hay còn gọi là nuôi gà an toàn sinh học là một hình thức chăn nuôi bán công nghiệp. Cách nuôi này có nhiều ưu thế: Thời gian, công và vốn đầu tư đều không quá sức đối với người chăn nuôi, chất lượng thịt gà ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng..
Anh Nguyễn Văn Mai, thôn Trung Vượng 1, xã Trung Hòa (Chiêm Hóa), mỗi năm thu nhập trên 120 triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt theo cách nuôi gà sinh học. Anh Mai cho biết, vợ chồng anh làm nông nghiệp vất mà thu nhập chẳng đáng kể, anh luôn nghĩ phải mạnh bạo đổi mới cách làm thì mới phát triển kinh tế được, từ nuôi gà để cải thiện cuộc sống anh chị đã nuôi gà để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2010 vợ chồng anh đầu tư trên 100 triệu đồng xây dựng quy mô chuồng trại chăn nuôi.
Lúc đầu, anh cũng thả theo cách thông thường nhưng thấy không mấy hiệu quả. Anh tìm hiểu, nghiên cứu và đi đến quyết định là khi gà con vừa mới nở thì tách ra nuôi riêng trong chuồng cho đến khi gà choai choai mới đem thả nuôi ngoài vườn. Cách nuôi này vừa hạn chế được dịch bệnh đối với gà con, vừa giúp cho gà mẹ có thời gian bồi bổ để đẻ trứng sớm hơn.
Anh Mai nói thêm, gà con sau khi nở vẫn còn chất dinh dưỡng dự trữ nên ngày đầu hoàn toàn không nên cho chúng ăn gì mà chỉ cho uống nước sạch. Sang đến ngày thứ hai phải mua vaccin phòng dịch và dùng kim nhỏ chích vào cánh của chúng. Đặt biệt thức uống cho gà chỉ được dùng trong ngày, qua ngày hôm sau phải rửa máng cho sạch và thay bằng nước mới.
Nhờ chăn nuôi theo phương pháp mới mà đàn gà thả vườn của anh Mai không bị hao hụt, quy mô tổng đàn luôn được duy trì ở mức khoảng 2 ngàn con. Trong đó, số lượng gà mái đẻ trên 1.000 con, còn lại là gà hậu bị và gà thịt. Một điểm khá hay của anh
Mai là nhờ tự nuôi, tự cung cấp giống, anh có thể theo dõi chọn được những gà bố mẹ khỏe mạnh từ nhỏ tới trưởng thành nên gà mái luôn đẻ sai, trứng to và đều; riêng gà trống thì cứ sau hai lứa anh lại đổi gà mới nên tránh được tình trạng trùng huyết làm suy yếu đàn gà. Ngoài ra, cứ một đợt gà nở để nuôi bán thịt thì đợt sau anh lại bán gà giống, làm cách này giúp anh vừa duy trì ổn định số lượng đàn vừa có tiền để đầu tư thức ăn.
Với 2 máy ấp trứng công suất từ 300 đến 500 trứng/1 lần ấp, mỗi tuần cho ra khoảng 500 con gà giống cung cấp cho thị trường bán giá con giống từ 15.000đ đến 25.000đ/1 con từ 3 đến 20 ngày tuổi, gà thịt có giá từ 80 đến 100.000đ/1kg. Riêng năm 2011, anh chị đã xuất chuồng trên 8.000 con giống gà ta, gần 1 tấn gà thịt, thu nhập trên 120 triệu đồng.
Những tháng đầu năm 2012, anh chị đã xuất bán trên 3.000 con giống gà ta, dự kiến từ nay đến cuối năm, anh chị sẽ cung ứng ra thị trường trên 6.000 con giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi của bà con trong vùng và trên 700 kg gà thịt, phấn đấu thu khoảng 150 đến 200 triệu đồng.
Anh Mai cho biết: Gọi là gà thả vườn, vì giống gà này sau khi ăn no thì thả ra khoảng vườn đã được chăng lưới để chúng vận động. Chuồng gà được rải phân vi sinh trộn lẫn với mùn cưa, vỏ trấu, loại phân này có tác dụng tiêu hủy phân gà, không gây mùi hôi thối, đồng thời diệt được các sinh vật gây hại cho gà. Thức ăn cho gà là cám gia cầm và các loại rau có trong vườn.
Trung bình thời gian phát triển của gà là 100 ngày, tuy nhiên phải chăm sóc, cho chúng ăn theo từng đợt tuổi, đồng thời phải dựa trên điều kiện thời tiết để giữ ấm cho chúng. Nuôi gà khác với các loại chăn nuôi khác, nó vừa dễ lại vừa khó, khó ở chỗ phải theo nó suốt cả quá trình nuôi chứ không phải như các loại vật khác, đây là giống vật rất nhạy cảm, nhạy cảm với thức ăn, thời tiết và cả thuốc phòng bệnh...
Do biết chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, phòng ngừa dịch bệnh tốt nên đàn gà nuôi của anh Mai mau lớn và bán được giá cao. Thấy được hiệu quả từ mô hình kinh tế này, nhiều nông dân các xã lân cận đã tìm đến nhà anh để mua con giống và học hỏi kinh nghiệm nuôi. Với gà thịt, gia đình anh Mai không cần mang ra chợ bán, mà do các thương lái, nhà hàng và dịch vụ nấu ăn tới tận nơi đặt mua. Vào mùa cưới, gia đình anh không có đủ gà để bán.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.

Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.