Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ếch Thái Lan Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Thành Phố Hà Giang

Nuôi Ếch Thái Lan Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Thành Phố Hà Giang
Ngày đăng: 08/08/2014

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Nhằm từng bước đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ; tháng 6.2014, UBND xã Phương Độ (TPHG) được Phòng Kinh tế thành phố chọn làm xã thí điểm thực hiện Dự án Ứng dụng tiến bộ KHKT mở rộng mô hình nuôi ếch Thái Lan cho 15 hộ.

Phát triển mô hình chăn nuôi Ếch với quy mô 15.000 con/300m2, sản lượng ước đạt 3,7 tấn; vốn do Nhà nước đầu tư 100% giá (giống + thuốc xử lý ao nuôi); đầu tư 50% giá thức ăn (tổng hợp) trong vòng 1 tháng đầu; 100% vật liệu làm lồng nuôi (lưới, xốp, v.v...). Chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, không cần nhiều diện tích, lợi nhuận cao lại có thể thả ghép với cá để tận dụng thức ăn dư thừa... là những ưu điểm nổi bật của mô hình nuôi ếch Thái Lan bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Gia đình anh Nguyễn Văn Vở, thôn Tân Tiến, xã Phương Độ là một trong 15 hộ tham gia thực diện dự án nuôi ếch Thái Lan chia sẻ, với mong muốn thoát nghèo, được Phòng Kinh tế thành phố triển khai dự án tại xã, anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia vì anh thấy rất phù hợp với điều kiện của gia đình.

Theo ông Lê Xuân Mạnh, Phó Trưởng phòng Kinh tế thành phố, Chủ nhiệm dự án cho biết: Mô hình nuôi ếch Thái Lan có nhiều ưu điểm như: Dễ nuôi, ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, lợi nhuận cao. Giống ếch này không cần diện tích lớn, chi phí đầu tư thấp; đặc biệt có thể nuôi thả ghép với cá tận dụng thức ăn dư thừa và làm sạch môi trường ao nuôi.

Ngoài ra, nuôi ếch Thái Lan cần lưu ý bệnh đường ruột, trướng hơi, đặc biệt phải nắm vững quy trình, kỹ thuật nuôi và thay nước thường xuyên để bảo đảm vệ sinh ao, lồng nuôi, các vật trú ẩn của ếch, đặc biệt là trước lúc cho ăn, giữ môi trường nuôi luôn ổn định, hạn chế dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra lưới lồng để kịp thời phát hiện các lỗ thủng làm ếch bị thất thoát ra ngoài.

Ếch được thả nuôi tập trung từ tháng 4 đến tháng 12, một năm có thể nuôi 2-3 lứa, mỗi lứa nuôi khoảng 60-65 ngày thì cho thu hoạch. Hiện, nhu cầu thịt ếch trên thị trường ngày càng được ưa chuộng, theo tính toán mỗi con ếch từ khi thả tới lúc thu hoạch nặng khoảng 200-250g, nuôi 1.000 con, mỗi lứa trừ chi phí, cho lãi từ 3-3,5 triệu đồng.

Kết quả ban đầu cho thấy khả năng sinh sản của ếch Thái Lan tương tự ếch Việt Nam. Ếch Thái Lan có ưu thế so với ếch Việt Nam về tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, tốc độ tăng trưởng và biến thái của nòng nọc, tăng trọng và tỉ lệ sống.

Do đó, mô hình thực nghiệm nuôi ếch Thái Lan thâm canh trên mặt nước với thức ăn viên cho kết quả rất khả quan và có triển vọng phát triển mạnh trong sản xuất.

Như vậy, kết quả của đề tài cho thấy nghề nuôi ếch Thái Lan thâm canh có khả năng trở thành một ngành nuôi thủy sản mới tại thành phố nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trên địa bàn. Vấn đề còn lại là cần phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến từ ếch, tạo thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh, nhằm phát triển nghề nuôi ếch thâm canh theo hướng ổn định và hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Nghêu Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Ở Tiền Giang Nghêu Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Ở Tiền Giang

Theo UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 2-2013 đến nay, nghêu nuôi ở khu vực biển Tân Thành có hiện tượng chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người dân nuôi nghêu. Theo nhiều người dân nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, năm 2013, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển Tân Thành gặp nhiều khó khăn do nghêu ốm, nhiều cát, giá nghêu sụt giảm mạnh trong khi nghêu nuôi các tỉnh phía Bắc liên tục đổ vào Nam với giá cả rẻ hơn cả nghêu nuôi tại địa phương. Trong vài tháng nay, giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Đến khi nghêu chết, thương lái không mua hoặc mua với số lượng ít, nên người nuôi nghêu khó có thể thu hoạch để chạy bệnh.

17/03/2013
Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công

Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.

17/03/2013
Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước

Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có diện tích đất tự nhiên 77.500 ha, chủ yếu là rừng và đất rừng, chỉ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất đều có độ dốc lớn, việc canh tác và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hàng nghìn hộ dân trong việc phát triển kinh tế.

25/06/2013
Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp” Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp”

Lý do duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010 - 31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.

19/03/2013
Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống

Sau một thời gian ồ ạt chuyển đất lúa sang đào ao ương cá tra giống thì hiện nay, nhiều nông dân ở xã Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) đã chọn cách lấp ao và trở lại với nghề trồng lúa truyền thống khi giá cá liên tục sụt giảm, thương lái ngưng thu mua.

25/06/2013