Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ếch Thái Lan Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Thành Phố Hà Giang

Nuôi Ếch Thái Lan Hướng Đi Mới Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Thành Phố Hà Giang
Ngày đăng: 08/08/2014

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Nhằm từng bước đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ; tháng 6.2014, UBND xã Phương Độ (TPHG) được Phòng Kinh tế thành phố chọn làm xã thí điểm thực hiện Dự án Ứng dụng tiến bộ KHKT mở rộng mô hình nuôi ếch Thái Lan cho 15 hộ.

Phát triển mô hình chăn nuôi Ếch với quy mô 15.000 con/300m2, sản lượng ước đạt 3,7 tấn; vốn do Nhà nước đầu tư 100% giá (giống + thuốc xử lý ao nuôi); đầu tư 50% giá thức ăn (tổng hợp) trong vòng 1 tháng đầu; 100% vật liệu làm lồng nuôi (lưới, xốp, v.v...). Chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, không cần nhiều diện tích, lợi nhuận cao lại có thể thả ghép với cá để tận dụng thức ăn dư thừa... là những ưu điểm nổi bật của mô hình nuôi ếch Thái Lan bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Gia đình anh Nguyễn Văn Vở, thôn Tân Tiến, xã Phương Độ là một trong 15 hộ tham gia thực diện dự án nuôi ếch Thái Lan chia sẻ, với mong muốn thoát nghèo, được Phòng Kinh tế thành phố triển khai dự án tại xã, anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia vì anh thấy rất phù hợp với điều kiện của gia đình.

Theo ông Lê Xuân Mạnh, Phó Trưởng phòng Kinh tế thành phố, Chủ nhiệm dự án cho biết: Mô hình nuôi ếch Thái Lan có nhiều ưu điểm như: Dễ nuôi, ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, lợi nhuận cao. Giống ếch này không cần diện tích lớn, chi phí đầu tư thấp; đặc biệt có thể nuôi thả ghép với cá tận dụng thức ăn dư thừa và làm sạch môi trường ao nuôi.

Ngoài ra, nuôi ếch Thái Lan cần lưu ý bệnh đường ruột, trướng hơi, đặc biệt phải nắm vững quy trình, kỹ thuật nuôi và thay nước thường xuyên để bảo đảm vệ sinh ao, lồng nuôi, các vật trú ẩn của ếch, đặc biệt là trước lúc cho ăn, giữ môi trường nuôi luôn ổn định, hạn chế dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra lưới lồng để kịp thời phát hiện các lỗ thủng làm ếch bị thất thoát ra ngoài.

Ếch được thả nuôi tập trung từ tháng 4 đến tháng 12, một năm có thể nuôi 2-3 lứa, mỗi lứa nuôi khoảng 60-65 ngày thì cho thu hoạch. Hiện, nhu cầu thịt ếch trên thị trường ngày càng được ưa chuộng, theo tính toán mỗi con ếch từ khi thả tới lúc thu hoạch nặng khoảng 200-250g, nuôi 1.000 con, mỗi lứa trừ chi phí, cho lãi từ 3-3,5 triệu đồng.

Kết quả ban đầu cho thấy khả năng sinh sản của ếch Thái Lan tương tự ếch Việt Nam. Ếch Thái Lan có ưu thế so với ếch Việt Nam về tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, tốc độ tăng trưởng và biến thái của nòng nọc, tăng trọng và tỉ lệ sống.

Do đó, mô hình thực nghiệm nuôi ếch Thái Lan thâm canh trên mặt nước với thức ăn viên cho kết quả rất khả quan và có triển vọng phát triển mạnh trong sản xuất.

Như vậy, kết quả của đề tài cho thấy nghề nuôi ếch Thái Lan thâm canh có khả năng trở thành một ngành nuôi thủy sản mới tại thành phố nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trên địa bàn. Vấn đề còn lại là cần phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến từ ếch, tạo thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh, nhằm phát triển nghề nuôi ếch thâm canh theo hướng ổn định và hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Liên Kết 4 Nhà Giúp Hồ Tiêu Thành Công Liên Kết 4 Nhà Giúp Hồ Tiêu Thành Công

Sáng 28/10, tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 diễn ra tại TPHCM, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu VN khẳng định: Ngành hồ tiêu VN có được thành công lớn như hôm nay nhờ thực hiện hiệu quả bài học “liên kết 4 nhà”: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh.

29/10/2014
Tổng Sản Lượng Thủy Sản 10 Tháng Đầu Năm Ước Đạt 5,3 Triệu Tấn (Tăng 4,7%) Tổng Sản Lượng Thủy Sản 10 Tháng Đầu Năm Ước Đạt 5,3 Triệu Tấn (Tăng 4,7%)

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước tổng sản lượng thủy sản trong tháng 10 đạt 527 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 214 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 286 nghìn tấn. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,3 triệu tấn (tăng 4,7% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác 2,5 triệu tấn (tăng 4,5%), sản lượng nuôi trồng 2,8 triệu tấn (tăng 4,8%).

29/10/2014
Diện Tích Nuôi Nhử Thủy Sản Giảm Diện Tích Nuôi Nhử Thủy Sản Giảm

Trong đó nuôi cá ruộng lúa 44,2ha, nuôi VAC và nuôi nhử 1.906,3ha, nuôi cá tra xuất khẩu có 126,5ha đang nuôi 37,3ha tập trung ở một số xã ven sông lớn như Thanh Bình, Quới Thiện, Quới An, Trung Thành Đông, Trung Thành Tây, Tân An Luông.

29/10/2014
Hao Hụt 200 Con Cá Tra Bố Mẹ Hao Hụt 200 Con Cá Tra Bố Mẹ

Hiện tại, đàn cá tra bố mẹ chọn giống được duy trì, lưu giữ tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang còn lại 800 con. Nếu so với đầu năm 2012, thời điểm mới tiếp nhận từ kết quả của dự án “Chuyển giao công nghệ sản xuất cá tra có chất lượng di truyền cao cho các tỉnh ĐBSCL” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện thì đàn cá đã hao hụt 200 con.

29/10/2014
Bến Tre Gian Nan Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa Bến Tre Gian Nan Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa

Nhiều bà con nuôi tôm trong vùng ngọt hoá cho biết, do giếng khoan đã bị trám lấp nên họ định dùng muối để tạo độ mặn rồi thả nuôi tôm biển… Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều bà con ở xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã thử làm cách này trước khi biết khoan giếng lấy nước mặn, nhưng không mang lại hiệu quả.

29/10/2014