Nuôi Dê Thu Lãi Cao

Anh Phạm Văn Nhuận, thôn Chiến Thắng, xã Đội Bình (Yên Sơn - Tuyên Quang) từ nuôi dê mỗi năm thu lãi trên 80 triệu đồng.
Khi mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm và con dê chưa quen với môi trường nên đàn dê thường bị ốm và chậm lớn. Anh Nhuận đã tích cực đi học hỏi kinh nghiệm nên với vài con giống ban đầu, hiện gia đình anh có 40 con sinh sản.
Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng
30 - 35 kg/con. Trung bình một năm dê cái sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Một kinh nghiệm nuôi dê của anh đó là cần phải chọn cho dê điều kiện sống thích hợp, vì thế ngoài thức ăn là các loại lá cây, cỏ cây… anh rất chú trọng về chuồng trại phải đủ ánh sáng và cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và tránh được gió mùa đông.
Ngoài thức ăn tự nhiên, tận dụng vườn trống, anh trồng thêm rau xanh để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho dê thời điểm dê mang thai và cho con bú. Lựa chọn những con tốt làm giống, số còn lại anh nuôi bán. Hiện tại với giá thu mua từ 100.000 - 130.000 đồng/kg, mỗi năm anh xuất bán vài trăm ký thịt và bán dê giống mang lại nguồn thu nhập cho gia đình trên 80 triệu đồng. Bên cạnh việc chăm sóc đàn dê hiệu quả, cùng công chăn thả anh nuôi thêm cặp bò sinh sản, mỗi năm thu thêm 20 triệu đồng.
Không chỉ tập trung phát triển kinh tế cho gia đình mình, anh Nhuận còn chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi dê hiệu quả cho nhiều hộ dân trong thôn.
Có thể bạn quan tâm

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng VN cho biết, kết quả nghiên cứu chứng minh hạt điều là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết thấp, có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường.

Sau lần thất bại từ việc nuôi gà thả vườn, vốn liếng cạn kiệt dần nhưng anh không nản lòng mà tiếp tục cố gắng tìm hướng đi mới. Hiện tại, anh đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tại địa phương, anh được nhiều người biết với cái tên thường gọi là “anh Quyền chim trĩ”.

Nguyên nhân là do lúa cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm nguyên liệu để chất nấm không nhiều, người trồng nấm phải mua rơm từ các nơi khác hoặc thuê nhân công gom rơm từ các đồng sau khi thu hoạch, chi phí phát sinh thêm từ 100.000-150.000 đồng/công. Tuy nhiên với giá cả và đầu ra ổn định, nông dân trồng nấm đạt lợi nhuận từ 3-6 triệu đồng/công/vụ.

Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Út, nông dân ở thôn Hòa Đại, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), canh tác 5 sào mì, ngao ngán: Vụ mì năm ngoái, giá mì tươi tăng liên tục, vào chính vụ thương lái mua tại ruộng lên đến 1.800đ/kg, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng mua ngay đến đó. Còn vụ này, giá mì tươi giảm mạnh, đầu vụ giá từ 1.400 - 1.500đ/kg, còn bây giờ rớt xuống 1.200 - 1.300đ/kg. Với mức giá này, nông dân trồng mì chỉ từ huề vốn đến thua lỗ chứ không có lãi.