Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dế - Quá Dễ

Nuôi Dế - Quá Dễ
Ngày đăng: 24/05/2012

Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong thùng, khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng...

Tôi sang Campuchia, ngay giữa Phnom Penh có rất nhiều người đội mâm chứa đầy dế để đi bán dạo. Con dế có lẽ hấp dẫn hơn các đối tượng khác vì thịt của nó ngọt và thơm.

Ở ta, dế mới rộ lên vài năm nay. Anh nông dân Lê Thanh Tùng ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) có lẽ là người đầu tiên khởi xướng ra việc này. Anh rất say sưa và cần mẫn. Anh luôn luôn quan sát và cải tiến liên tục để xây dựng nên quy trình nuôi dế.

Con dế không xa lạ gì với chúng ta. Các cháu nhỏ thì đều nhớ câu chuyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Bây giờ ta lại cho nó thành một loài vật nuôi. Nuôi dế không khó. Trong tự nhiên, dế có ở ngoài đồng, quanh vườn, quanh nhà. Nó là loài côn trùng có cánh. Nó có tới 2 đôi cánh. Nhưng dế nổi trội bởi 2 chân sau của nó. Đó là một đôi chân rất khỏe, vừa giúp nó nhảy những bước dài, vừa là vũ khí để đấu với kẻ thù. Dế ưa hoạt động vào ban đêm. Dế hút sương, ăn cỏ non và lá non. Nó còn ăn các vụn hữu cơ khác. Vì vậy, khi nuôi, ta cho chúng ăn cám gà là rất hợp.

Nhưng cuộc đời của dế rất ngắn. Nó chỉ sống khoảng hơn 2 tháng. Sau khi được thụ tinh, dế cái đẻ rất khỏe, đẻ liên tục 20 - 25 ngày. Nó đẻ ra hàng trăm trứng. Đẻ hết trứng là chết. Dế con sinh ra bé hơn hạt vừng nhưng rất háu ăn và lớn nhanh trông thấy. Ta nuôi chúng tới 40-50 ngày là có thể cho lên chảo để làm thành các món ăn hấp dẫn. Lúc đó dế rất béo nên ăn là ngon nhất.

Để nuôi dế, ta có thể dùng các thùng, các chậu, thùng cát - tông, hộp xốp hoặc bể xi măng... làm chậu nuôi. Lưu ý, phía trên phải có nắp để tránh dế bay đi mất. Bên trong, ta lấy các cái rế nồi cơm xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau để dế leo trèo. Cũng có thể lấy các cành bụi khô, tuốt hết lá chỉ để lại cành và xếp vào thùng. Dế sẽ len lỏi giữa các cành khô đó. Ta cũng có thể lấy cỏ khô (loại cỏ gà) xếp bện thành vòng xung quanh thùng. Dế sẽ tán tỏa vào mọi ngóc ngách để tránh đứng đối diện với nhau. Hàng ngày ta chỉ việc đưa cám vào cho chúng ăn. Mỗi ngày một ít thôi. Đừng để thừa. Hết bữa là dọn sạch. Đừng để dế ăn thức ăn ôi thiu. Dùng một cái khăn tẩm ướt để vào thùng để nó hút nước. Nếu có điều kiện thì hàng ngày cho nó ăn thêm cỏ non đã rửa sạch.

Đến độ đủ tuổi cặp đôi (khoảng 50 ngày tuổi) ta cho chúng ra riêng. Mỗi thùng để 15 con đực và 30 - 40 con cái. Ta đưa đĩa đất ẩm vào thùng. Buổi tối, dế cái sẽ bò lên đó đẻ. Sáng ra, ta cho đĩa ra ngoài (để tránh dế đực đào bới trứng lên). Hôm sau, lại cho đĩa khác vào. Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong một thùng khác. Khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng... Nuôi dế quá dễ! Ai cũng nuôi được. Xin đọc cuốn “Nghề nuôi dế” để có đủ kiến thức cần thiết khi bắt tay nuôi dế.

Có thể bạn quan tâm

Ngành Chăn Nuôi Năm 2014 Có Dấu Hiệu Khởi Sắc Ngành Chăn Nuôi Năm 2014 Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.

04/12/2014
Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu Nuôi Sò Huyết Giúp Nông Dân Làm Giàu

Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.

15/07/2014
Gọi Lộc Bên Nhà Gọi Lộc Bên Nhà

Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.

04/12/2014
Yên Minh Cánh Đồng Đạt 70 Triệu/ha/vụ Nhờ Trồng Lúa Japonica ĐS 1 Yên Minh Cánh Đồng Đạt 70 Triệu/ha/vụ Nhờ Trồng Lúa Japonica ĐS 1

Giống lúa năng suất, chất lượng cao Japonica ĐS 1 được trồng thử nghiệm thành công tại thôn Cốc Cai, xã Mậu Duệ (Yên Minh) trong vụ Xuân, vụ Mùa năm 2013.

15/07/2014
Giá Hồ Tiêu Lập Kỷ Lục Giá Hồ Tiêu Lập Kỷ Lục

Chúng tôi tìm đến vườn tiêu của anh Lê Văn Cương, hội viên Hội Nông dân xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Đập vào mắt chúng tôi là những trụ tiêu xanh um, xếp hàng thẳng tắp đang sản xuất theo quy trình VietGap.

15/07/2014