Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dế - Quá Dễ

Nuôi Dế - Quá Dễ
Ngày đăng: 24/05/2012

Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong thùng, khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng...

Tôi sang Campuchia, ngay giữa Phnom Penh có rất nhiều người đội mâm chứa đầy dế để đi bán dạo. Con dế có lẽ hấp dẫn hơn các đối tượng khác vì thịt của nó ngọt và thơm.

Ở ta, dế mới rộ lên vài năm nay. Anh nông dân Lê Thanh Tùng ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) có lẽ là người đầu tiên khởi xướng ra việc này. Anh rất say sưa và cần mẫn. Anh luôn luôn quan sát và cải tiến liên tục để xây dựng nên quy trình nuôi dế.

Con dế không xa lạ gì với chúng ta. Các cháu nhỏ thì đều nhớ câu chuyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Bây giờ ta lại cho nó thành một loài vật nuôi. Nuôi dế không khó. Trong tự nhiên, dế có ở ngoài đồng, quanh vườn, quanh nhà. Nó là loài côn trùng có cánh. Nó có tới 2 đôi cánh. Nhưng dế nổi trội bởi 2 chân sau của nó. Đó là một đôi chân rất khỏe, vừa giúp nó nhảy những bước dài, vừa là vũ khí để đấu với kẻ thù. Dế ưa hoạt động vào ban đêm. Dế hút sương, ăn cỏ non và lá non. Nó còn ăn các vụn hữu cơ khác. Vì vậy, khi nuôi, ta cho chúng ăn cám gà là rất hợp.

Nhưng cuộc đời của dế rất ngắn. Nó chỉ sống khoảng hơn 2 tháng. Sau khi được thụ tinh, dế cái đẻ rất khỏe, đẻ liên tục 20 - 25 ngày. Nó đẻ ra hàng trăm trứng. Đẻ hết trứng là chết. Dế con sinh ra bé hơn hạt vừng nhưng rất háu ăn và lớn nhanh trông thấy. Ta nuôi chúng tới 40-50 ngày là có thể cho lên chảo để làm thành các món ăn hấp dẫn. Lúc đó dế rất béo nên ăn là ngon nhất.

Để nuôi dế, ta có thể dùng các thùng, các chậu, thùng cát - tông, hộp xốp hoặc bể xi măng... làm chậu nuôi. Lưu ý, phía trên phải có nắp để tránh dế bay đi mất. Bên trong, ta lấy các cái rế nồi cơm xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau để dế leo trèo. Cũng có thể lấy các cành bụi khô, tuốt hết lá chỉ để lại cành và xếp vào thùng. Dế sẽ len lỏi giữa các cành khô đó. Ta cũng có thể lấy cỏ khô (loại cỏ gà) xếp bện thành vòng xung quanh thùng. Dế sẽ tán tỏa vào mọi ngóc ngách để tránh đứng đối diện với nhau. Hàng ngày ta chỉ việc đưa cám vào cho chúng ăn. Mỗi ngày một ít thôi. Đừng để thừa. Hết bữa là dọn sạch. Đừng để dế ăn thức ăn ôi thiu. Dùng một cái khăn tẩm ướt để vào thùng để nó hút nước. Nếu có điều kiện thì hàng ngày cho nó ăn thêm cỏ non đã rửa sạch.

Đến độ đủ tuổi cặp đôi (khoảng 50 ngày tuổi) ta cho chúng ra riêng. Mỗi thùng để 15 con đực và 30 - 40 con cái. Ta đưa đĩa đất ẩm vào thùng. Buổi tối, dế cái sẽ bò lên đó đẻ. Sáng ra, ta cho đĩa ra ngoài (để tránh dế đực đào bới trứng lên). Hôm sau, lại cho đĩa khác vào. Đưa các đĩa có trứng đi ấp trong một thùng khác. Khoảng 8 hôm sau trứng sẽ nở ra dế con. Lúc đó ta mới thấy, nó đẻ khủng khiếp, hàng nghìn dế con bò khắp thùng... Nuôi dế quá dễ! Ai cũng nuôi được. Xin đọc cuốn “Nghề nuôi dế” để có đủ kiến thức cần thiết khi bắt tay nuôi dế.

Có thể bạn quan tâm

Tìm Giải Pháp “Né” Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân Tìm Giải Pháp “Né” Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Năm 2014, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình năm trước, mùa mưa kết thúc sớm nên một số hồ chứa, công trình thủy lợi không đủ nước phục vụ trong mùa khô 2015. Do đó, các địa phương, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo nước tưới và “né” hạn vào cuối vụ cho cây trồng của người dân.

15/12/2014
Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

15/12/2014
Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

15/12/2014
Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

15/12/2014
Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được? Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

15/12/2014