Nuôi Dê Con

1. Sau khi đẻ đến 10 ngày tuổi:
- Dê con vừa đẻ xong bạn lau khô mình cho nó rồi cắt rốn ngay (cắt cách cuống rốn 3-4cm, vuốt hết máu ra ngoài). Sau đó, bạn lấy dây chỉ buộc cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm rồi cắt phần bên ngoài của cuống rốn, sát trùng chỗ cắt bằng oxy già hay cồn iod 5%.
- Vẫn để dê nằm chung chuồng với mẹ, lót chỗ nằm bằng rơm hoặc cỏ sạch.
- Trong nửa giờ sau khi đẻ, dê con cần được bú sữa đầu vì lúc này sữa mẹ rất tốt, có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể giúp dê con mau lớn, có sức đề kháng chống được tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh đường tiêu hoá.
- Nếu dê con quá yếu, không tự bú được thì bạn tập cho nó bú hoặc vắt sữa vào bình rồi cho nó bú 3-4 lần/ngày.
- Nếu dê mẹ không chịu cho bú thì bạn giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ tia sữa đầu rồi đưa núm vú vào miệng dê con, tập cho nó bú. Lúc nào nhận thấy dê con đã bú no bạn mới cho nó rời vú mẹ. Tập cho sê bú vài ngày như thế thì dê mẹ sẽ cho con bú trực tiếp. Ngoài ra bạn cần tập cho dê con bú đều hai vú mẹ. Nếu chỉ bú một bên, vú còn lại sẽ cương sữa làm dê mẹ đau, không chịu cho con bú nữa.
2. Từ 11-45 ngày tuổi:
- Đây là giai đoạn vắt sữa dê mẹ (2lần/ngày, lúc sáng và chiều tối đối với dê mẹ có năng suất sữa trên 1lít/ngày). Sau khi vắt sữa xong bạn cho dê con bú phần sữa còn lại trong bầu vú của dê mẹ.
- Nếu thấy dê con bú chưa no thì bạn cho nó bú thêm khoảng 300-350 ml sữa (bằng bình, 2-3 lần/nagỳ).
- Mỗi ngày bạn cho dê con bú khoảng 450-600ml sữa là vừa. Để xác định được lượng sữa dê con đã bú, bạn cân trọng lượng của nó trước và sau khi cho bú.
- Nếu dê mẹ tiết sữa dưới 1lít/ngày, bạn chỉ vắt sữa 1lần/nagỳ vào buổi sáng và cần tách dê con khỏi mẹ từ 5 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ 30 phút sáng hôm sau. Rồi bạn cho dê con theo mẹ suốt thời gian còn lại trong ngày, không cần cho bú thêm bằng bình.
- Từ lúc dê 11 ngày tuổi trở đi, bạn có thể cho nó ăn thêm các loại thức ăn dễ tiêu như các loại cỏ lá non sạch, chuối chín, bột bắp, bột đậu nành rang…
- Lượng thức ăn tăng dần: Từ 28 đến 45 ngày tuổi cho ăn khoảng 30-35 g thức ăn tinh; từ 46-90 ngày tuổi cho ăn 50-100g thức ăn tinh.
3. Từ ngày 46-90 tuổi:
- Ở giai đoạn này bạn chỉ cho dê con bú 2 lần/nagỳ và giảm lượng sữa cho bú xuống (từ 600ml còn 400ml). Thay vào đó bạn cho dê con ăn dặm thêm thức ăn dinh dưỡng (nên hâm nóng ở 38-40oC).
- Riêng bình sữa, bạn cần khử tiệt trùng trước và sau khi cho bú, lau sạch nền chuồng khi dê con đã bú xong.
- Bạn cần thả dê con đi lại tự do trong sân chơi hoặc chăn thả nơi gần chuồng để tập cho nó vận động.
- Dê con dễ bị cảm lạnh, tiêu chảy, viêm loét miệng, do đó bạn nên giữ ấm cho nó khi trời trở gió (lót ổ rơm sạch, che chắn chuồng và vệ sinh chuồng trại thường xuyên…). Ngoài ra, bạn không nên chăn thả dê con dưới 1 tháng tuổi.
- Nếu thấy dê con gầy yếu, suy dinh dưỡng, bạn cần cho ăn thêm những chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và premix khoáng hoặc nên loại bỏ ngay để tránh lãng phí tiền của và công nuôi mà không đạt kết quả tốt
Có thể bạn quan tâm

Ngoài một số giống dê nội và nhập ngoại quen thuộc như dê Bách thảo, Boer..., hiện chúng ta còn có một số giống dê nhập ngoại và lai tạo cho năng suất cao. Xin giới thiệu một số loại dê cho năng suất cao và cách chọn lựa loại giống dê này.

Dê đang nuôi ở các điạ phương gồm nhiều loại giống khác nhau và các con lai của chúng. Có thể kể các giống dê như dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Alpin Pháp, dê Barbari Ấn Độ.

Dê là loài ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp, rất dễ kiếm. Thịt dê thơm ngon là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Sữa dê có hàm lượng kháng thể cao hơn sữa bò nên tốt hơn. Người ta dùng sữa dê để làm phomat là món ăn rất bổ dưỡng. Có thể nói dê là con vật nuôi ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Việc bắt giữ dê nhất là khi phối giống hay cân theo dõi cần phải thực hiện đúng cách.

Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê.