Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú

Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng trải qua lắm thăng trầm do ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh liên tục, giá thuốc, thức ăn tăng cao, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Nhiều hộ dân do thất thu tôm nhiều năm phải bán đất hay sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy sản khác. Song, nhìn lại các mô hình nuôi tôm sú tuy gặp nhiều khó khăn, bất cập, thiếu đồng bộ trong việc áp dụng kỹ thuật nhưng vẫn thấy sự cố gắng của nông dân trong sản xuất, nhất là ở mô hình nuôi tôm kết hợp với cua - cá. Có thể thấy, đây là hình thức nuôi tôm kết hợp với nhiều loài thủy sản khác nhau đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân.
Tại xã Lý Nhơn , huyện Cần Giờ, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình nuôi cua xen canh với tôm sú thu được kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới, đặc biệt cho các hộ nghèo. Đặc điểm của mô hình này là thả tôm nuôi với mật độ 15 con P.15/m2 ; cua: 0,5 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp.
Mời bà con tham khảo: |
Qua thời gian theo dõi thấy: Các loại thủy sản nuôi ghép hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Mô hình sản xuất lại có vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, vừa bền vững, rất phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế, đất đai của đa số bà con. Sản phẩm thu hoạch đảm bảo yêu cầu về chất lượng, dễ tiêu thụ . Điều quan trọng là, việc nuôi tôm sú xen cua không ảnh hưởng nhau mà con tương trợ và bổ sung cho nhau giúp hạn chế được chi phí cho người nuôi và tạo ra môi trường nuôi tốt, ít bị dịch bệnh. So với nuôi chuyên tôm thì mô hình xen tôm cua ít gặp rủi ro, tỷ lệ sống của cua và tôm cao, ít xảy ra dịch bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường. Kết quả, các hộ đều thu được lãi từ 10 triệu đồng trở lên/mô hình.
Trao đổi cùng bà con làm nghề tại đây, tiến sĩ Trần Viết Mỹ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Đa phần vuông nuôi của bà con còn đơn giản, ít được quan tâm cải tạo. Về trang thiết bị phục vụ sản xuất chưa đầy đủ nên khi gặp sự cố về thời tiết, dịch bệnh thì hay bị động. Bên cạnh, một bộ phận nông dân còn chủ quan làm theo kinh nghiệm, nóng vội thả giống, không tuân thủ theo lịch thời vụ, một số hộ dân còn thả giống khi nguồn nước chưa được xử lý triệt để nguy cơ mầm bệnh phát triển và lây lan cao.
Để tiếp tục phát huy lợi thế của mô hình nuôi tôm kết hợp với cua, ngành chuyên môn khuyến cáo bà con cần quan tâm đầu tư cải tạo tốt ao đầm, con giống phải lựa chọn kỹ qua kiểm tra chất lượng, quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, mật độ thả các đối tượng hợp lý, nhằm giảm rủi ro, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Đồng thời, các bài học kinh nghiệm và giải pháp kỹ thuật của các mô hình này cũng đóng góp hướng đi mới cho bài toán: nuôi thủy sản bền vững cho các xã ven biển để khắc phục tình trạng trong thời gian vừa qua nuôi thủy sản thâm canh bị thất bại và thua lỗ do dịch bệnh và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015 toàn ngành nông nghiệp sẽ tập trung công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực nông sản nhằm mang lại sự yên tâm cho người dân. Công tác này đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt là Chi cục) đẩy mạnh ngay từ đầu năm.

Ông Lê Đinh Ba (SN 1960) ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng là một trong những gia đình vượt khó làm kinh tế giỏi tiêu biểu của huyện Tân Hồng.

Sau nhiều lần mất trắng vốn vì tôm bị dịch bệnh, anh Phan Thanh Thánh ở Bình Định đã tìm tòi, đầu tư bể lọc nước sạch làm từ san hô, than hoạt tính, cát sạch để nuôi tôm trên cát, thu lãi gần tỷ đồng một năm.

Đường dây nóng của Báo Quảng Nam vừa nhận thông tin phản ánh của một người dân về việc UBND xã Điện Tiến cho phép tư nhân khai thác tận thu nguồn đất tại các cánh đồng thuộc thôn 1 Châu Bí làm ảnh hưởng đến tầng đất canh tác lúa. Thực hư của vấn đề này ra sao?

Nhiều người cho rằng, nuôi ong là một nghề rất thú vị nhưng chỉ thích hợp ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có không gian rộng và nhiều cây cối. Điều này chưa hẳn đúng, minh chứng là ngay ở phường Tích Lương (T.P Thái Nguyên) hiện đang có nhiều mô hình đầu tư nuôi ong lấy mật đạt hiệu quả kinh tế cao.