Nuôi Cua Biển

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.
Cua biển rất thích hợp với vùng nước có độ mặn từ 0 - 30 phần ngàn, lại dễ nuôi, vốn đầu tư không nhiều, ít bệnh, nguồn giống có nhiều ở rừng ngập mặn ven biển và SX nhân tạo, thức ăn chủ yếu là các loại cá biển rẻ tiền...
Anh Huỳnh Thanh Danh (ấp An Điền, xã Long Điền Tây) cho biết: Ở đây có rất nhiều người nuôi cua, ít vốn mà lại lời nhiều, có thể thả cua nuôi xen vào vuông tôm sú để tăng thu nhập. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ khá ổn định. Hiện tại giá cua gạch tại ruộng là 450.000 đ/kg, cua y dao động từ 180.000 - 220.000 đ/kg. Do là huyện ven biển có nhiều cánh rừng ngập mặn, nên lượng cua giống tập trung khá nhiều. Vì thế, nguồn giống được cung cấp dồi dào.
Anh Mai Văn Thiết (ấp Hòa I, xã Long Điền) nói: “Mật độ thả bình quân từ 2 - 4 con/m2. Tới tháng 7 - 8 bắt đầu thu hoạch dần và thả nối tiếp cho vụ sau. Ước tính, trừ chi phí thì còn lãi từ 20 - 30 triệu đ/ha/vụ. Nhiều gia đình ở ấp này thoát nghèo, có đời sống ổn định nhờ nuôi cua”.
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, hầu hết người nuôi đều có lãi. Tiếp đà thắng lợi, bà con nông dân đang mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, trong đó tỷ lệ ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90%.