Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Con Đặc Sản, Mỗi Năm Bỏ Túi Hàng Trăm Triệu Đồng

Nuôi Con Đặc Sản, Mỗi Năm Bỏ Túi Hàng Trăm Triệu Đồng
Ngày đăng: 26/04/2012

Chỉ tìm nuôi những con đặc sản có “đầu ra” lớn, mỗi năm, anh Bùi Văn Hợp (ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ túi hàng trăm triệu đồng.

Năm 1992, anh Hợp cưới vợ rồi 3 đứa con lần lượt ra đời. Cả nhà chỉ quanh quẩn với vài ba sào ruộng. Để có tiền, anh đồng ý cho vợ đi xuất khẩu lao động ở Malaysia; còn anh cùng với một số thanh niên trong làng đi buôn ếch, rắn bán sang Trung Quốc. Có đồng ra đồng vào nhưng rồi bị bạn bè rủ rê, anh lao vào cờ bạc. Vợ về nước không dư dật được bao nhiêu, nhìn các con khổ cực, anh Hợp dắt cả nhà vào rừng xin đấu thầu khu vực Ao Mầu mở trang trại.

Sau hơn một năm khai hoang, vợ chồng anh đã có trang trại 2,2ha. Năm 2009, thông qua Hội ND, đại diện Sở NNPTNT tỉnh đã về khảo sát và sau đó hỗ trợ trang trại anh Hợp 3.000 con ba ba giống. Thời điểm đó phong trào nuôi ba ba phát triển, anh Hợp quyết định vay anh em họ hàng 30 triệu đồng mua thêm 3.000 con ba ba về nuôi. “Do vùng núi Hồng Lộc nước sắc (nước chảy từ trong núi ra - PV), ba ba nuôi rất tốn thức ăn mà lớn chậm, tôi bán ba ba gom tiền đầu tư nuôi ếch và cá lóc. Nhờ quyết định đúng, vợ chồng tôi không những trả hết nợ mà còn đầu tư xây trang trại quy mô với 12 ao nuôi cá” - anh Hợp cho biết.

Bên cạnh cá truyền thống, cá lóc, ếch, anh Hợp còn nuôi lợn siêu nạc, lợn rừng và gà cỏ… Để tránh rủi do, anh đến các trang trại chăn nuôi hiệu quả trong và ngoài tỉnh học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm các đối tượng con mới về nuôi.

“Đầu năm 2010, thông qua Chi cục Nuôi trồng thủy sản, tôi nhập 1 vạn con cá leo giống từ Đài Loan về nuôi thử nghiệm. Sau 8 tháng, thu hoạch cá leo đã đem về cho tôi một khoản thu nhập khá lớn” - anh Hợp kể. Cũng từ đó, anh quyết định chuyển sang nuôi những cá đặc sản đang được thị trường ưa chuộng.

Năm 2011, anh đầu tư 300 triệu đồng mua 7.000 con cá leo, 3.000 cá lăng giống và 2.000 cá chình giống về nuôi. Năm đó, trừ tiền mua giống, thức ăn, thuê nhân công, anh vẫn còn 300 triệu đồng.

“Đầu năm 2012, nhiều đầu mối đến đặt mua cá nhưng tôi chỉ dám ký hợp đồng với một đối tác ở Vinh (Nghệ An) cung cấp 30 tấn cá leo và cá lăng thương phẩm trong năm nay”- anh Hợp tiết lộ.

Ngoài cá, trang trại của anh thường xuyên có hơn 50 con lợn siêu nạc và 2.000 con gà ta, mỗi năm thu trên 100 triệu đồng. Vợ chồng anh cũng đang nuôi thử nghiệm lợn rừng và dúi, nếu thành công sẽ tiếp tục nhân rộng. Hỏi bí quyết làm giàu, anh Hợp bảo, phải tìm hiểu thị trường và đi trước một bước, chứ không chạy theo phong trào.

Có thể bạn quan tâm

Đầu Tư Nông Nghiệp Cần Một Chính Sách Ổn Định Đầu Tư Nông Nghiệp Cần Một Chính Sách Ổn Định

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, muốn nông nghiệp tăng trưởng mạnh cần phải quản lý tốt tài nguyên đất, đảm bảo nguồn lực đầu tư và duy trì một chính sách ổn định.

25/04/2014
Xử Lý Nghiêm Phân Bón Lá Ghi Sai Công Dụng Xử Lý Nghiêm Phân Bón Lá Ghi Sai Công Dụng

Trên nhãn ghi ức chế bệnh VL-LXL là sai bản chất của phân bón lá. Cần phải khẳng định không có một loại phân bón nào đi làm chức năng thuốc BVTV.

25/04/2014
Giá Ớt Giá Ớt "Sớm Nắng Chiều Mưa"

Giá ớt liên tục giảm, ngày càng sâu. Người trồng ớt không thể ngờ có lúc ớt chỉ còn 1.500 - 2.000đ/kg như bây giờ. Ớt Bình Định đang bị bỏ mặc chín đỏ ngoài đồng không có người thu hái...

25/04/2014
Đậu Cô Ve Lãi Khá Đậu Cô Ve Lãi Khá

Với giá bán ổn định 20.000 đ/kg, mỗi sào đậu cô ve leo cho thu từ 6,5 - 7 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 4 - 5 triệu đồng.

25/04/2014
Xoài Ảm Đạm Xoài Ảm Đạm

Hiện nay, các tỉnh miền Tây nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng đang bước vào mùa thu hoạch xoài. Tuy nhiên, giá xoài giảm mạnh khiến nhiều nhà vườn thất thu nặng.

25/04/2014