Nuôi Chim Trĩ - Mô Hình Chăn Nuôi Mới Của Chú Lô

Đầu năm 2013, được một người bạn giới thiệu về cơ sở mua bán chim trĩ ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), chú Lê Văn Lô (ngụ ấp Tân Định, xã Tân Thới) đã tìm đến mua 6 con chim trĩ mái và 2 con chim trĩ trống về nuôi.
Do đây là mô hình mới ở huyện Tân Phú Đông, không có người đi trước để học hỏi kinh nghiệm, chú tự mày mò tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ.
Hàng ngày, thời gian rảnh rỗi chú dành hết cho việc chăm sóc đàn chim trĩ như cho ăn, vệ sinh chuồng trại, công việc thú y, theo dõi tăng trưởng…
Sự cần cù, chịu khó của chú đã được đền bù xứng đáng, đàn chim trĩ phát triển rất nhanh; từ 8 con ban đầu đến nay đã phát triển 200 con lớn, nhỏ, trong đó có 52 con mái thường xuyên đẻ trứng.
Chú đem trứng gửi vào các lò ấp để lấy chim trĩ con về nuôi, rồi chịu khó chăm sóc chu đáo chim non như xông đèn, ủ ấm. Ngoài ra, để bổ sung nguồn đạm cho chim trĩ, chú còn chịu khó nuôi thêm sâu surper bown làm thức ăn cho chim.
Theo chú Lô, kỹ thuật nuôi, chăm sóc chim trĩ cũng giống như nuôi gà nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn. Khi trọng lượng chim trĩ mỗi con khoảng nửa kg là có thể xuất chuồng làm con giống. Chú vừa mới bán 30 con, thu được 7 triệu đồng.
Với đà này, chỉ một đợt bán nữa, chú sẽ thu lại đủ số tiền đầu tư ban đầu và có lời. Điều chú mong muốn là đầu ra của chim trĩ được ổn định, không bị thương lái ép giá để chú hướng dẫn bà con hộ nghèo trong xã cùng nuôi chim trĩ, từng bước nâng cao mức sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Với bản chất cần cù, chịu khó, cộng với khả năng nhạy bén trong nắm bắt thị trường. Ông Hoàng Ngọc Chung thôn Bản Nhuần 1, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới đã giàu lên nhờ mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp trồng rừng và nuôi cá…

5 năm qua, diện tích chuối tây ở Tuyên Quang tăng cả nghìn ha, chủ yếu được trồng trên đồi, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Huyện Núi Thành có hàng trăm héc ta đất sản xuất lúa ở cuối kênh thường thiếu nước trong vụ hè thu phải bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả. Mới đây, mô hình trồng đậu phụng xen đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi ở xã Tam Nghĩa đạt kết quả đã mở ra triển vọng mới cho nông dân.

Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.