Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Vược Trên Sông Gianh

Nuôi Cá Vược Trên Sông Gianh
Ngày đăng: 18/07/2013

Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...

Nghề mới ở làng chài

Cồn Sẻ nằm trên cồn nổi bốn bề bao quanh bởi dòng sông Gianh. Từ xưa người dân nơi đây chủ yếu làm nghề đi biển, hầu hết trai tráng trong thôn lớn lên đều theo những đoàn thuyền dong buồm đánh cá. Nhưng hiện nay bên cạnh việc vươn khơi đánh bắt hải sản, người dân Cồn Sẻ vừa mở ra một nghề mới, đó là nghề nuôi cá vược.

Chèo con đò nhỏ dẫn chúng tôi đi xem những lồng cá vược nuôi trên sông Gianh, ông Nguyễn Cương, Trưởng thôn Cồn Sẻ, phấn khởi cho biết: “Lần đầu tiên người dân Cồn Sẻ mạnh dạn triển khai mô hình nuôi cá vược bằng lồng bè ngay giữa sông đoạn chảy qua địa phận thôn.

Hiện tại, toàn thôn có 39 hộ dân nuôi cá vược với khoảng hơn 200 lồng cá, bình quân mỗi hộ nuôi từ 4 đến 8 lồng. Mỗi lồng nuôi như vậy, hộ đã nuôi thả nuôi khoảng 400 con giống. Hiện cá vược đang phát triển tốt”.

Anh Nguyễn Loan (45 tuổi) là người đầu tiên đưa cá vược về nuôi trên vùng sông nước quê mình, tâm sự: “Sau gần 30 năm gắn bó với biển, nay sức khỏe không bảo đảm cho những chuyến ra khơi dài ngày nên tui thấy phải làm một việc gì đó để có thu nhập ổn định cuộc sống của gia đình. Trước đây, mỗi lần tàu ở vùng sông biển Nha Trang hay ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi thấy người dân ở đó nuôi cá vược rất hiệu quả. Tôi nghĩ sao không thử nuôi cá vược ngay tại quê mình...”.

Nghĩ là làm, anh Loan lân la học hỏi kinh nghiệm nuôi cá vược của các hộ dân ở đó. Sau khi học được kỹ thuật nuôi cá vược, anh trở về địa phương đầu tư đóng lồng bè để nuôi cá vược. Đồng thời anh cũng đứng ra chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn cho 38 hộ dân trong thôn cùng nuôi. Nhìn những lồng cá vược của anh Loan được thiết kế chắc chắn với những thanh gỗ dài gắn kết với những thùng phi nhựa, được chia thành các ô nuôi rất hợp lý và thuận lợi cho việc chăm sóc cá, chúng tôi cảm nhận được một sự khởi đầu thành công trong việc tạo thêm ngành nghề mới cho người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.

Anh Loan cho biết, mỗi ô nuôi cá vược có diện tích hơn 20m2, với mật độ thả khoảng hơn 400 con cá giống, tỷ lệ sống của con giống đạt 80 - 90%. Sau 6 tháng nuôi trọng lượng cá của anh đạt khoảng 1 kg/con. Với 8 ô nuôi, giá thương phẩm hiện nay mỗi kg cá vược khoảng 120 ngàn đồng/kg, khi thu hoạch anh sẽ thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng.

Cùng với những lồng cá của anh Loan, gần 200 lồng cá khác của người dân trong thôn đang phát triển tốt, hy vọng mang lại một nguồn thu nhập khá. Ông Nguyễn Thành, một trong những hộ nuôi cho biết: “Sau khi được anh Loan hướng dẫn tận tình cách nuôi và những hiệu quả của mô hình nuôi cá vược, vợ chồng tui đã quyết định vay vốn ngân hàng và số tiền dành dụm được để nuôi 6 lồng cá với gần 2.500 con cá. Do tay tôi bị dị tật, sức khỏe khiêm tốn nên làm các ngành nghề khác rất khó khăn, vì vậy khi nuôi mô hình cá vược trên sông, tui hy vọng đây là một hướng thoát nghèo của gia đình”.

Vẫn còn khó khăn cần tháo gỡ...

Với nghề nuôi cá vược mới mẻ này, người dân làng Cồn Sẻ đang kỳ vọng có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, anh Loan cũng như 38 hộ dân nuôi cá vược ở Cồn Sẻ, hiện đang gặp khó khăn về vốn và kỹ thuật rất cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các ngành chức năng.

Đặc biệt, điều mà anh Loan cùng 38 hộ nuôi cá vược ở thôn Cồn Sẻ lo lắng nhất là tìm kiếm đầu ra cho gần 200 lồng cá chuẩn bị vào mùa thu hoạch trước mùa lũ lụt năm nay. Trước mắt, anh Loan đã đi liên hệ các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh và các chợ lân cận để bán tỉa, bắt những con có kích cỡ lớn hơn để bán trước. Nhưng đến mùa thu hoạch rộ, lượng cá lớn nếu không giải quyết được đầu ra sẽ rất khó khăn trong việc thu hồi vốn, tái sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao? Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao?

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.

21/06/2014
Trên 1.200 Cơ Sở Cam Kết Không Thu Mua, Chế Biến Tôm Chứa Tạp Chất Trên 1.200 Cơ Sở Cam Kết Không Thu Mua, Chế Biến Tôm Chứa Tạp Chất

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất tỉnh Cà Mau, qua công tác rà soát và tuyên truyền vận động, trên 1.200 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản trong tỉnh ký cam kết không thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Ðồng thời, có trên 20 doanh nghiệp ký cam kết không thu mua, chế biến tôm có chứa tạp chất.

26/11/2014
Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế Đề Nghị Lập Trung Tâm Phân Tích Chất Lượng Gạo Chuẩn Quốc Tế

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.

21/06/2014
Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.

26/11/2014
Những Vấn Đề Những Vấn Đề "Nóng" Của Ngành Tôm

Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.

21/06/2014