Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Vụ Ba Mang Lại Thu Nhập Cao

Nuôi Cá Vụ Ba Mang Lại Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 21/11/2013

Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè-thu, trong thời gian nông nhàn mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao, cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.

Mô hình nuôi cá vụ ba ở Tân Thủy xuất hiện từ hơn chục năm trước. Ngoài hai vụ lúa chính, mỗi năm tới mùa mưa lũ, nước từ hồ Bàu Sen dâng lên tràn vào ruộng lúa, người dân tận dụng thả cá giống vào ruộng, khi nước rút cũng là lúc bắt đầu thu hoạch. Mô hình này khá đơn giản, chi phí đầu tư thấp (chỉ mua giống), ít công chăm sóc nhưng vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nuôi cá vụ ba giúp người nông dân giải quyết việc làm thời gian nông nhàn trong mùa mưa lũ.

Anh Trần Quang Hợp ở thôn Tân Bằng là một trong những hộ nuôi cá vụ ba đầu tiên cho biết: "Mỗi ha ruộng thả khoảng 70 - 80 kg cá giống, chủ yếu là cá trắm, rô phi, cá lóc. Sau 3 tháng bắt đầu thu hoạch, trừ hết chí phí mỗi ha cho lãi từ 10 - 15 triệu đồng. Tính ra trung bình mỗi tháng lũ người dân thu lợi nhuận từ cá vụ ba từ 3 - 5 triệu đồng, mấy tháng mùa lũ khó kiếm được việc làm ổn định, với nông dân như rứa là mừng lắm...".

Mùa vụ năm nay, anh Hợp nuôi thả gần 10ha ruộng cá vụ ba. Từ đầu vụ anh thuê lại từ những hộ có diện tích ruộng manh mún, sau đó mua lưới be bờ và thả cá. Năm nay lũ không lớn, đến cuối tháng bắt đầu thu hoạch nếu được giá sẽ thu lãi cả trăm triệu đồng - anh Hợp nhẩm tính. Chẳng những có kinh nghiệm nuôi, anh Hợp còn ươm thành công cá giống sinh sản, mỗi mùa cung cấp hàng tấn cá giống phục vụ cho bà con nông dân trong xã nuôi cá vụ ba.

Vì đặc điểm chỉ nuôi trong vòng mấy tháng mùa lũ nên cá giống khi xuất đã lớn trong giai đoạn phát triển và tỉ lệ sống phải cao bởi vậy trại cá giống của anh Hợp là địa chỉ tin cậy của bà con nông dân. Nhiều người đầu mùa tới mua nợ cá giống đến khi thu hoạch xong bán cá mới trả. Hiện nay, nhiều hộ nuôi cá ở các địa phương lân cận cũng tìm tới trại giống của anh Hợp.

Không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc nuôi cá vụ ba còn giúp cải tạo ruộng lúa cho vụ mùa tới. Cá chủ yếu ăn những sinh vật phù du trôi về theo lũ, ăn cỏ, gốc rạ, sục bùn giúp đồng ruộng sạch sẽ và giảm nguy cơ bị sâu bệnh cho lúa. Một số hộ dân còn cho biết, sau khi vào vụ mới thì lúa phát triển tốt hơn, chi phí phân bón và thuốc trừ sâu cũng ít hơn những ruộng không nuôi cá vụ ba...

Ông Phan Quang Dũng, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy cho biết, người dân trên địa bàn xã chủ yếu làm nghề nông, trước đây khi gặt xong vụ hè - thu bà con thường tìm công việc khác chờ qua mùa lũ mới tiến hành sản xuẩt vụ mới. Nhưng từ năm 2000, một số hộ dân nảy ra ý tưởng thả cá vụ ba và mang lại hiệu quả cao. Từ đó, mô hình này được nhân rộng ra toàn xã. Hiện nay cả xã có hơn 120 ha nuôi cá vụ ba. Nhận thấy mô hình này có hiệu quả cao, tạo thêm thu nhập cho người dân, hằng năm, chính quyền xã đều lên kế hoạch nuôi cá vụ ba và hỗ trợ 500 nghìn đồng/ha giúp bà con mua giống, lưới cập bờ...

Tuy nhiên, nuôi cá vụ ba cũng gặp nhiều rủi ro do lũ lụt. Đặc biệt những năm có lũ lớn, như trong trận lũ lịch sử 2010 diện tích nuôi cá vụ ba ở Tân Thủy mất trắng hoàn toàn. Mặc dù vậy, với lợi nhuận cao, chi phí thấp, ít công chăm sóc lại tận dụng được thời gian nông nhàn nên nhiều người dân vẫn chọn nuôi. Mỗi năm diện tích nuôi cá vụ ba ở Tân Thủy đều tăng so với năm trước. Năm nay, lũ không lớn, được mùa cá vụ ba, nhiều ruộng cá đã bắt đầu thu hoạch như tiếp thêm niềm vui để bà con nông dân bắt tay vào sản xuất vụ đông - xuân.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt Gần 15 Nghìn Tấn, Tăng 10% Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Đạt Gần 15 Nghìn Tấn, Tăng 10%

Từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác thủy sản của các địa phương trên địa bàn Hải Phòng đạt gần 15 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013.

07/05/2014
Phát Triển Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Cam Thủy (Quảng Trị) Phát Triển Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Cam Thủy (Quảng Trị)

Những năm qua, nhiều nông dân ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) chú trọng đa dạng hóa các mô hình kinh tế, đặc biệt tận dụng diện tích ao hồ, mặt nước khá lớn ở địa phương để đầu tư nuôi trồng thủy sản. Bước đầu, mô hình này cho thu nhập khá và hứa hẹn hiệu quả kinh tế lâu dài nếu được đầu tư đúng hướng.

07/05/2014
Câu Chuyện Của Câu Chuyện Của "Tú Ông" Hoàn Lương Và Thành Tỷ Phú Nhờ... Cá

Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn (Cần Thơ) nghe “tay anh chị” này hoàn lương cũng hiếu kỳ muốn tìm đến xem thử thực hư... rồi kết thân, trở thành mối lái mua bán, giúp anh biết thêm “món” cá chình...

21/05/2014
Cơ Hội Rộng Mở Xuất Khẩu Điều Cơ Hội Rộng Mở Xuất Khẩu Điều

Hơn 200 DN của 40 quốc gia trên toàn cầu vừa đến VN tham dự Hội nghị điều quốc tế 2014, mở ra cơ hội lớn cho ngành điều VN đẩy mạnh XK, đặc biệt là thị trường Châu Âu.

21/05/2014
Vụ Tôm 2014 Ở Huyện Cù Lao Dung “Nóng” Ở Chuyện Phá Mía Và Thiếu Điện Vụ Tôm 2014 Ở Huyện Cù Lao Dung “Nóng” Ở Chuyện Phá Mía Và Thiếu Điện

Không chỉ có tình hình nắng nóng kéo dài, hay giá tôm nguyên liệu tăng cao, mà chuyện phá mía nuôi tôm và thiếu điện đang góp phần “gia nhiệt” làm cho vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) “nóng” lên từng ngày.

07/05/2014