Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá, Vịt... Cho Con Du Học

Nuôi Cá, Vịt... Cho Con Du Học
Ngày đăng: 02/07/2012

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.

Ông Thung tâm sự: "Năm 1977, tôi phục viên về quê. Ngày ấy, vợ chồng tôi nuôi đàn con nhỏ 5 đứa, lo đủ cái ăn đã vất vả nói gì đến có tích lũy”.

Năm 2001, xã chủ trương cho các hộ đấu thầu khu vực đồng chiêm trũng để phát triển kinh tế, ông Thung nhận thầu 3ha để chăn nuôi. Có đất, nhưng khó khăn là chưa biết lấy đâu ra tiền để làm hạ tầng, mua cây, con giống, rồi kiến thức làm ăn cũng thiếu.

Ông dành thời gian đến các trang trại trong, ngoài xã học hỏi kinh nghiệm, cách làm; tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi do Hội ND xã tổ chức và sau đó quyết định vay tiền để đầu tư. Những lần thất bại do cá chết, dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng giúp ông rút ra bài học trong sản xuất.

Hiện nay, ông Thung có diện tích ao thả cá trên 1,5ha, trên bờ nuôi vịt đẻ trứng và nuôi 10 con bò sinh sản và bò thịt. Cá ông nuôi là các giống trôi, chép, trắm, mè và chim trắng. Theo kinh nghiệm của ông Thung, cá giống thả nuôi phải là những con khỏe, sạch bệnh.

Trước khi thả, ông cho cá uống chế phẩm (mua của Chi cục Thú y Hà Nội) để phòng chống bệnh. Ông còn đầu tư hệ thống máy quay để luôn tạo ôxy trong ao nuôi. Nhờ tuân thủ tốt quy trình, kỹ thuật, mỗi năm ông thu hàng chục tấn cá, trừ chi phí còn lãi hơn 200 triệu đồng.

Đàn vịt mà ông Thung nuôi là vịt đẻ trứng. Trong quá trình nuôi, ông rất chú trọng khâu phòng dịch cho vịt. Mỗi ngày đàn vịt 1.000 con cho ông khoảng 900 quả trứng, trừ chi phí, ông bỏ túi 250.000 đồng. Tính ra mỗi năm đàn vịt cho ông khoản lãi trên 100 triệu đồng. Còn với đàn bò sinh sản và bò thịt, ông tận dụng diện tích bờ ao để trồng cỏ voi lấy thức ăn nuôi chúng. Mỗi năm, đàn bò cũng đem về cho gia đình ông khoản lãi 40 triệu đồng.

Ông Thung tâm sự, với thu nhập hàng năm 300 triệu đồng, vợ chồng ông đã nuôi các con ăn học trưởng thành, vào học đại học, đi du học. Nhiều hộ trong xã làm theo mô hình của ông, nay cũng đã khấm khá.

Có thể bạn quan tâm

Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội

Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.

16/10/2015
Không phải cứ thấy khó khăn là thả Không phải cứ thấy khó khăn là thả

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.

16/10/2015
Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND

Khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh trong triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế là những nội dung được chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Hội Nông dân Việt Nam” do T.Ư Hội NDVN tổ chức chiều 13.10 tại Hà Nội.

16/10/2015
Nghị quyết 01 tạo dựng cuộc sống mới Nghị quyết 01 tạo dựng cuộc sống mới

5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, Quảng Ninh là 1 trong 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc và dẫn đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về xây dựng NTM.

16/10/2015
Đưa tôm thay lúa, giữ chân hội viên Đưa tôm thay lúa, giữ chân hội viên

Nằm ở nơi được xem là xa xôi nhất của TP.Hồ Chí Minh, nhưng Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ) lại trở thành điểm sáng của thành phố trong việc hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.

16/10/2015