Nuôi cá vẩu trên đầm phá

Qua nuôi thử nghiệm trên nước lợ ở đầm phá, người nuôi thấy cá phát triển khá tốt, ít hao hụt và thịt cá ngon, săn chắc, thơm ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng nên mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người nuôi.
Theo kinh nghiệm, cá vẩu sinh sản ở biển và cá giống con trôi vào đầm phá nhiều nhất là thời điểm tháng 11 âm lịch.
Nuôi cá vẩu có lợi thế là cá ăn mạnh, chưa thấy bệnh tật và chịu được nước ngọt hơn các loại cá chuyên sống môi trường nước lợ, mặn khác.
Thức ăn cho cá vẩu là các loại cá tạp tươi sống, băm nhỏ cho ăn 4 - 5 lần/ngày trong hai tuần nuôi đầu, sau đó giảm xuống còn 3 lần/ngày.
“Từ năm 2009, trung bình mỗi năm tôi thả nuôi 4 lồng với 400 con cá vẩu giống. Sau 12 tháng nuôi cá vẩu cho thu hoạch đạt trọng lượng khoảng 1 - 1,2 kg/con; bán với giá 200 ngàn đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi ròng mỗi con cá vẩu khoảng 50 ngàn đồng. Với 400 kg cá vẩu thương phẩm, gia đình tôi lãi khoảng 20 triệu đồng. Hiện trên địa bàn xã Vinh Hiền có khoảng 30 hộ nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao mức sống…”, anh Việt nói.
Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Cát ở thôn Tân Bình (xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc) cho hay: “Thấy bà con ở xã Vinh Hiền nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2010 gia đình tui vay tiền đầu tư nuôi 100 con cá vẩu. Sau 12 tháng, cho lãi gần 5 triệu đồng. Qua năm sau gia đình tui nuôi 4 lồng cá vẩu với 400 con giống thu lãi ròng khoảng 20 triệu đồng”.
Ông Châu Ngọc Phi, trưởng phòng thủy sản (Trung tâm khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế) cho hay, cá vẩu thuộc họ cá chim trắng, có giá trị kinh tế cao. Để nhân rộng mô hình nuôi cá vẩu lồng, cần phải có thời gian và chiến lược lâu dài, bởi hiện nay nguồn giống chưa chủ động được.
Trung tâm đang có kế hoạch nghiên cứu và đưa vào nuôi thử nghiệm giống cá chim có đặc tính tương tự cá vẩu nhưng có khả năng sinh sản. Nếu thành công sẽ giúp người dân chủ động hơn về mặt con giống, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra, xác minh tình hình vay vốn của các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tại HTX thôn Chè, xã Liên Bão (Tiên Du, Bắc Ninh), Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình trồng khoai tây bằng biện pháp làm đất tối thiểu che phủ rơm rạ trong vụ đông 2012 – 2013.

Có dịp về Lai Vung (Đồng Tháp) vào những ngày giáp Tết, bạn đừng nên bỏ qua cơ hội tham quan những vườn quýt hồng chín mọng sai trĩu quả. Cành quýt thấp la đà sát đất nhưng trái vàng ươm từ gốc tới ngọn, khắp vườn tràn một màu hồng của quýt. Đây chính là loại trái cây đặc sản nổi tiếng khắp miền sông nước phương Nam.

Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây (Trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) vừa tiết lộ hai giống khoai lang có khả năng cho năng suất “khủng”, tới 70 – 80 tấn/ha, canh tác tốt sẽ đạt 100 tấn/ha.

Trước đây ở Nghĩa Hưng (Nam Định) cua biển từng là mặt hàng xuất khẩu được khách hàng ưa chuộng, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân ở các xã ven biển của huyện. Lượng cua biển này đều được khai thác từ tự nhiên, người dân chưa biết cách duy trì nguồn giống để phát triển nghề nuôi cua biển nên sản lượng khai thác cua biển tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi thủy sản của huyện đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giống cua biển từ các tỉnh: Cà Mau, Cần Thơ, Khánh Hòa… để áp dụng vào thực tế tại địa phương.