Nuôi Cá Trê Lai Xuất Khẩu

Hiện nay, ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đang phát triển mô hình nuôi cá trê lai cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Văn Xuân, nuôi 1 ha cá trê lai ở khu vực Tấn Mỹ I, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, cho biết: Nuôi cá trê lai một năm 2 đợt, trung bình mỗi đợt từ thả con giống đến thu hoạch là 3,5- 4 tháng, cá đạt trọng lượng 500-700 gram/con, thu hoạch trên 22 tấn/ha.
Hiện nay thương lái vào tận ao thu mua cá loại lớn từ 500 gram/con trở lên giá 28.000-30.000 đồng/kg, cá loại nhỏ hơn giá 23.000-26.000 đồng/kg. Trung tâm KNKN Cần Thơ cho biết: Hiện nay mô hình nuôi cá trê lai đang phát triển rất mạnh vì đây là loại cá dễ nuôi và giá đầu ra ổn định nhờ xuất khẩu sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá tra đang hồi phục mạnh do nhu cầu của thị trường tăng. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần Gò Đàng Tiền Giang (GODACO) đang chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu.

Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.

Ông Minh cho biết, gà Đông Cảo - giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân rất to, xù xì, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 6kg, gà mái từ 3,5 - 5kg.

Là thương binh hạng 2/3, nhưng nói về làm kinh tế trang trại thì ít người lành lặn làm được như ông Nguyễn Hoàng Kim ở xã Khánh Thành (Yên Khánh, Ninh Bình).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa ký quyết định Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.